Hiến pháp không chỉ là văn bản pháp luật, mà nó còn thể hiện là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước. Các quy định của Hiến pháp trở thành những nguyên tắc tối cao trong hệ thống pháp luật quốc gia. Trong lịch sử, Việt Nam đã tiến hành xây dựng năm bản Hiến pháp đó là các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung So sánh Hiến pháp năm 1959 và 1980 trong bài viết dưới đây.
1. Điểm giống nhau của các bản Hiến pháp 1980 và 1992
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Quốc gia thể hiện chủ quyền của Nhân dân do chủ thể đặc biệt là Nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu ý dân, hoặc cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhân dân thông qua theo một trình tự, thủ tục đặc biệt.
Là văn bản pháp luật duy nhất quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực Nhà nước, bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp có tính chất khởi thủy cho các cơ quan Nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương.
Các bản Hiến pháp trên đều là hiến pháp thành văn, cương tính, mang nội dung hiện đại và mang bản chất xã hội chủ nghĩa
Hình thức chính thể cộng hòa
Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất.
Đều quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của:chế độ chính trị, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương…thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền
Nhằm mục đích bảo vệ các quyền tự nhiên của con người trước Nhà nước, đề cao quyền bình đẳng, độc lập dân tộc.
Có phạm vi đều chỉnh rộng, bao gồm các quy định về các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước…và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát cao nhất so với các văn bản pháp luật khác.
Có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
Có một cơ chế giám sát đặc biệt để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp.
Đều là Hiến pháp thành văn (căn cứ vào hình thức thể hiện), Hiến pháp cương tính (căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp), Hiến pháp xã hội chủ nghĩa (căn cứ vào chế độ chính trị).
2. Điểm khác nhau giữa hiến pháp 1980 và hiến pháp 1959
Hiến pháp 1959 | Hiến pháp 1980 | |
Hoàn cảnh ra đời | * Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. * Tại kì họp thứ 11 Quốc hội khóa I, ngày 31/12/1959, Hiến pháp sửa đổi được công bố ngày 1/1/1960. |
* Cùng với thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975. * Ngày 18/12/1890, tại kì họp thứ 7, Quốc hội khóa VI đã thông qua bản Hiến pháp mới. |
Cơ cấu | Lời nói đầu, 10 chương, 112 điều. Phạm vi điều chỉnh rộng hơn Hiến pháp 1946 | Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều. Phạn vi điều chỉnh rộng hơn HP 1980, bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội. * Hiến pháp có nhiều điểm chưa hợp lý, không tưởng nhưng xuất phát từ mong muốn sớm hoàn thành mô hình nhà nước tiến bộ, mẫu mực. |
Lời nói đầu | * Dài. * Khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau, khẳng định truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. * Xác định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. * Ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng một cách thận trọng với tính chất thăm dò. * Không quy định các nguyên tắc xây dựng Hiến pháp. |
* Rất dài. * Ca ngợi chiến thắng của dân tộc, chỉ rõ tên các nước đã từng là kẻ thù xâm lược nước ta. * Xác định những nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện mới:Tiền hành đồng thời 3 cuộc cách mạng, đẩy mạnh công nghiệp hóa… và những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp 1980 cần thể chế hóa. * Vai trò lãnh đạo của Đảng được đề cao với tính chất công khai. * Không quy định các nguyên tắc xây dựng Hiến pháp. |
Chế độ Chính trị | * Chính thể: dân chủ cộng hòa (Điều 2) * Nhấn mạnh sự thống nhất 2 miền Nam Bắc (Điều 1) * Qui định thêm về khu tự trị (Điều 78) * Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Điều 4) |
* Chính thể: nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 1); nhà nước “chuyên chính vô sản” (điều 2); Ghi nhận các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị. * Ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam ( điều 4) Công khai nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước, xã hội; Chế độ 1 đảng. * Đất nước thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ bao gồm: đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo ( Điều 1). * Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Điều 6). |
Kinh tế, văn hóa, xã hội. | * Quy định thành chương riêng (Chương II, 13 điều) * Ghi nhận 4 hình thức sở hữu, 4 thành phần kinh tế (Điều 11) * Đề cao vai trò nên kinh tế quốc doanh (Điều 12) |
* Tách riêng Kinh tế thành chương II với 22 điều, tách Văn hóa giáo dục, khoa học kĩ thuật thành Chương III với 13 điều * Ghi nhận 2 thành phần kinh tế (Kt Quốc danh và Kt HTX ), 2 hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể (Điều 18) * Không thừa nhận kinh tế tư nhân, đề cao vai trò kinh tế quốc doanh (Điều 18) * Nhà nước độc quyền ngoại thương (Điều 21), chính sách đối ngoại đóng cửa hạn chế giao lưu Kinh tế kế hoạch hóa, nhà nước bao cấp * Quy định các chính sách về văn hóa, xã hội: phát triển giáo dục, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới (Điều 40); đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật (Điều 42), khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật (Điều 43). |
Quyền và nghĩa vụ của công dân | * Chương III, quy định 21 quyền, cụ thể chi tiết hơn, bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ mới: quyền người lao động được giúp đỡ vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động ( điều 32); quyền tự do nghiên cứu khoa học ( điều 34); quyền khiếu nại tố cáo ( điều 29); nghĩa vụ: tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (điều 46) * Quyền đặt trước nghĩa vụ. * Điều 25, 28 Hiến pháp 1959 bỏ đi quyền “ tự do xuất bản”, “ tự do ra nước ngoài” nhưng bổ sung quy định tiến bộ " Nhà nước đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó" |
* Chương V, 32 điều, 29 quyền công dân, quy định nhiều quyền và nghĩa vụ mới: quyền tham gia quản lý công việc của nhà nước và xã hội (điều 56); quyền học không trả tiền (Điều 60); quyền khám và chữa bệnh không trả tiền (Điều 61); nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (Điều 77); nghĩa vụ lao động cộng ích (Điều 80) =>Nhìn chung, các quyền công dân mang đậm tính nhân văn nhưng không thực tế, không tưởng, chưa phù hợp với yêu cầu, thực tế lịch sử, đất nước. * Quyền đặt trước nghĩa vụ. * Điều 67 quy định sự ràng buộc các quyền: "phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và nhân dân", đồng thời " không ai được lợi dựng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân". |
Bộ máy nhà nước | * Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 43), là cơ quan đại diện nhân dân. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định chi tiết hơn so với HP 1946. Quốc hội toàn quyền lập hiến (Điều 44). * Hội đồng chính phủ phụ thuộc nhiều vào Quốc hội. * Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước (Điều 71). Chủ tịch nước tách ra khỏi chính phủ thành 1 chế định riêng. * Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ (Điều 97), lập VKS, quy định chức năng VKS (Điều 105). * Chế độ thẩm phán bầu (Điều 98). * HĐND: bỏ cấp Bộ chỉ còn cấp tỉnh, huyện, xã ( điều 78 ). HĐND được tổ chức ở tất cả các cấp (Điều 79, 80) |
* Quốc hội do nhân dân bầu có nhiệm kỳ 5 năm. Quy định nhiều nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội hơn. (Điều 82, 83) * Cơ quan thường trực Quốc hội là Hội đồng nhà nước (Điều 98) Thực tế: Hiến pháp 1980 tuy quy định Hội đồng bộ trưởng nắm quyền hành pháp nhưng Quốc hội đã ôm đồm làm thay. Quốc hội cũng lập ra TAND và VKS nhưng cũng cầm tay chỉ việc. Có sự phân công quyền lực cho Hội đồng bộ trưởng, TAND, VKS nhưng vẫn do QH ôm đồm quyền lực (Điều 98 HP1980) * Theo quy định tại Điều 104, Hội đồng Bộ Trưởng có vị trí như Hội đồng Chính phủ trong Hiến pháp 1959, tuy nhiên về tính chất không hoàn toàn như Hội đồng Chính phủ, cụ thể tính độc lập trong quan hệ với Quốc hội bị hạn chế. * Hội đồng nhà nước là cơ quan thường trực Quốc hội, là chủ tịch nước tập thể (Điều 98), nắm giữ quyền hạn rất lớn, vừa thực hiện chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước (Điều 100) => Tốn nhiều thời gian trong giải quyết vấn đề, làm mờ nhạt nhiệm vụ của Ủy ban thương vụ Quốc hội. * Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ (Điều 128). VKS có thêm chức năng công tố (Điều 138); * Chế độ thẩm phán bầu (Điều 129). * Điều 128 quy định: Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt. * Điều 130 quy định nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao là hai năm rưỡi, còn hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương là 2 năm. * HĐND: Không còn quy định khu tự trị, còn lại cấp tỉnh, huyện, xã ; HĐND được thành lập ở tất cả các cấp do nhân dân bầu (Điều 113, 114); quy định rõ chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND (Điều 115) |
Sửa đổi và thông qua Hiến pháp | Sửa đổi Hiến pháp khi có 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên tán thành. (Điều 112) | * Sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán hành (Điều 147) * Quy định rõ hiệu lực pháp lý của Hiến pháp: có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp (Điều 146) |
Trên đây là nội dung So sánh Hiến pháp năm 1959 và 1980. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận