Yêu cầu về sản xuất thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng là một trong những nhóm chất dinh dưỡng chính mà cơ thể bạn cần. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ vi chất dinh dưỡng nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mọi hoạt động sống. Vậy vi chất dinh dưỡng là gì? Yêu cầu về sản xuất thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng ra sao? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu ngay nhé.

Yêu cầu về sản xuất thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

Yêu cầu về sản xuất thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

1. Vi chất dinh dưỡng là gì?

Vi chất dinh dưỡng (vi lượng) là những nhóm chất thiết yếu với cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường sức khỏe và tham gia vào một số quá trình khác. 

Vi chất dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin (A, B, C, D, E, K…) và các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, canxi, phốt pho, i ốt… Tuy cơ thể cần vi chất dinh dưỡng ít hơn so với các nhóm chất dinh dưỡng đa lượng (protein, chất béo, carbohydrate) nhưng nếu thiếu hụt, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng; gây nên tình trạng thiếu chất và các bệnh về còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, bệnh về mắt hoặc bướu cổ…

2. Yêu cầu về sản xuất thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

Yêu cầu về sản xuất thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia QCVN 9-2:2011/BYT về thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, cụ thể như sau:

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 9-2:2011/BYT

VỀ THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG

National technical regulation

on micronutrient fortified food

Lời nói đầu

QCVN 9-2:2011/BYT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 18/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG

National technical regulation on micronutrient fortified food

I. QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối với việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

  1. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

2.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán các thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.

2.2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

  1. Giải thích từ ngữ và ký hiệu viết tắt:

3.1. AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống.

3.2. KQĐ: Không quy định

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

  1. Yêu cầu kỹ thuật đối với nước mắm bổ sung vi chất

- Nước mắm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với nước mắm được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

- Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào nước mắm được quy định như sau:

Vi chất dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung

(mg/100ml)

Chất bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

Sắt (Fe)

30,0

50,0

- Natri sắt (III) EDTA, trihydrat.

(Yêu cầu kỹ thuật đối với Natri sắt (III) EDTA, trihydrat quy định tại QCVN 3-3:2010/BYT).

- Sắt Sulfat, Sắt fumarat

  1. Yêu cầu kỹ thuật đối với bột mỳ bổ sung vi chất

- Bột mỳ bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với bột mỳ được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

- Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào bột mỳ được quy định như sau:

Vi chất

dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung (mg/kg)

Chất bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

Sắt (Fe)

27,80

51,60

Sắt sulfat (dạng khô)

(Yêu cầu kỹ thuật đối với Sắt sulfat được quy định tại QCVN 3-3:2010/BYT)

Kẽm (Zn)

70,90

131,70

Kẽm oxyd

(Yêu cầu kỹ thuật đối với Kẽm oxyd được quy định tại QCVN 3-1:2010/BYT)

Vitamin A

1,33

4,80

Retinyl palmitat (250-sd)

Vitamin B12

0,02

KQĐ

Cyanocobalamin (độ tan trong nước là 0,1%)

(Yêu cầu kỹ thuật đối với Cyanocobalamin quy định tại Dược điển Việt nam)

Acid folic

2,04

8,16

Acid folic

(Yêu cầu kỹ thuật đối với Acid folic được quy định tại QCVN 3-2:2010/BYT)

  1. Yêu cầu kỹ thuật đối với dầu ăn bổ sung vi chất

- Dầu ăn bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với Dầu ăn được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

- Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào dầu ăn được quy định như sau:

Vi chất

dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung (mg/100g)

Chất bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

Vitamin A

2,75

5,50

Retinyl palmitat

  1. Yêu cầu kỹ thuật đối với đường bổ sung vi chất

- Đường bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với đường được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

- Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào đường được quy định như sau:

Vi chất

dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung (mg/kg)

Chất bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

Vitamin A

15,0

30,0

Retinyl palmitat

III. PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ LẤY MẪU

  1. Phương pháp thử:

Các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn kỹ thuật này có thể được thử theo các phương pháp dưới đây hoặc có thể thử theo các phương pháp tương đương khác:

1.1. Xác định Sắt theo AOAC 999.11: Lead, Cadmium, Copper, Iron, and Zinc in foods Atomic Absorption Spectrophotometry after dry ashing;

1.2. Xác định Kẽm theo AOAC 999.11: Lead, Cadmium, Copper, Iron, and Zinc in foods Atomic Absorption Spectrophotometry after dry ashing;

1.3. Xác định Vitamin B1 theo AOAC 957.17: Thiamine (Vitamin B1) Fluorometric method;

1.4. Xác định Vitamin B2 theo AOAC 970.65: Riboflavin (Vitamin B2) in foods and vitamin preparations fluorometric method;

1.5. Xác định Vitamin A theo AOAC 2002.06: Retinyl palmitate (Vitamin A) in Fortified fluid milk – Liquid chromatography;

1.6. Xác định acid folic theo AOAC 992.05: Total folate (Pteroylglutamic acid) in Infant formula – Microbiological methods.

  1. Lấy mẫu:

Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

IV. YÊU CẦU QUẢN LÝ

  1. Ghi nhãn

- Việc ghi nhãn thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng thực hiện theo các quy định tại nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản hưỡng dẫn thi hành.

- Ngoài ra trên nhãn sản phẩm phải ghi dòng chữ bằng tiếng Việt Nam: “Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng”.

  1. Công bố hợp quy

1.1. Các thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.

1.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.

  1. Kiểm tra đối với vi chất dinh dưỡng bổ sung vào thực phẩm

Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng chỉ được phép bổ sung các vi chất dinh dưỡng và sử dụng các chất bổ sung vào từng loại thực phẩm nhất định đúng theo quy định của quy chuẩn này.
  2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải công bố hợp quy phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.
  3. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với quy định của quy chuẩn này và các quy định khác của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
  2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
  3. Trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử, các tiêu chuẩn và các quy định của pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

3. Vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì?

Vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì?

Vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì?

3.1. Vitamin tan trong nước

Đa số các vitamin đều dễ dàng tan trong nước và sẽ bị đào thải theo đường nước tiểu khi bổ sung dư thừa mà không lưu trữ trong cơ thể. Do đó, các biểu hiện thiếu hụt thường diễn ra sớm, lưu ý là có khả năng gây ngộ độc khi sử dụng quá liều. Mỗi loại vitamin tan trong nước giữ một vai trò và chức năng riêng với cơ thể, trong đó:

Vitamin B1 (thiamine): có trong ngũ cốc nguyên hạt, có trong lớp vỏ cám và mầm của các loại ngũ cốc nguyên hạt, trong đậu đỗ, thịt nạc, cá, tôm và phủ tạng động vật, tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid và năng lượng, tham gia và quá trình dẫn truyền xung thần kinh, kích thích hoạt động của trí óc và trí nhớ. Thiếu vitamin B1 gây cảm giác chán ăn, mệt mỏi, hốt hoảng và táo bón. Những trường hợp nặng có biểu hiện beriberi và có thể gây tử vong. 

Vitamin B2 (riboflavin) có trong nội tạng, trứng, sữa, thịt, cá, rau cải xanh, rau muống,.. cần thiết cho quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng như chuyển hóa glucid, lipid, protein, kích thích tăng trưởng. Tham gia vào quá trình tái tạo và bảo vệ tổ chức, đặc biệt là vùng da, niêm mạc quanh miệng. Ngoài ra cũng có ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận ánh sáng của mắt nhất là đối với sự nhìn màu. Kết hợp cùng vitamin A giúp đảm bảo tốt hoạt động thị lực của cơ thể.

Thiếu vitamin B2 gây nhiệt môi, nhiệt miệng, lở mép, viêm da, đau mỏi mắt.

Vitamin B3 (niacin) có trong thịt, cá hồi, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, rau xanh, thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm. Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp phòng bệnh pellagra. Thiếu gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu… Trong trường hợp thiếu nặng kéo dài gây bệnh pellagra với biểu hiện viêm da, tiêu chảy, chán ăn, chóng mặt, rối loạn thị giác…

Vitamin B5 (acid pantothenic) chứa nhiều trong nội tạng, nấm, cá thu, bơ, tham gia vào quá trình tổng hợp axit béo, axit amin và glucose. Khi thiếu có nhiều biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, cáu gắt, suy yếu cơ, các vấn đề về dạ dày – ruột…

Vitamin B6 có trong cá, sữa, cà rốt, khoai tây, thịt gia cầm, cá, gan, chuối, rau muống, vỏ cám và mầm của hạt ngũ cốc Tham gia chuyển hóa protein và glucid. Xúc tác cho quá trình chuyển hóa từ tryptophan thành vitamin PP (niacin). Cần cho quá trình sản xuất một số chất dẫn truyền xung thần kinh như serotonin và dopamin. Kết hợp cùng acid folic, vitamin B12 giúp phòng chống các bệnh tim mạch. 

Thiếu vitamin B6 thường kết hợp với thiếu các vitamin nhóm B khác, biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, dễ bị kích thích, trầm cảm và các bệnh viêm da.

Vitamin B7 (Biotin) có trong trứng, khoai lang, hạnh nhân, rau bina, đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose.

Vitamin B9 (Folate) có nhiều trong thịt bò, đậu đen, măng tây, rau màu xanh đậm, đậu đỗ, ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào, chuyển hóa protein, quá trình tạo hemoglobin. Thiếu acid folic ở phụ nữ có thai gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi, ngoài ra cũng gây tình trạng thiếu máu, viêm miệng lưỡi, chậm phát triển về thể chất và có những rối loạn về tinh thần…

Vitamin B12 có trong sò, cá, thịt, phủ tạng, trứng và sữa cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu và hệ thống thần kinh, chức năng não bộ, quá trình phát triển và phân chia tế bào.

Vitamin C trong ổi, ớt chuông, trái cây có múi, rau mầm, dưa hấu, cà chua, cải bắp, cải xanh, tạo ra chất dẫn truyền thần kinh, collagen và protein. Vitamin C có nhiều vai trò đối với cơ thể, tham gia vào quá trình hình thành collagen là chất cần thiết để làm liền vết thương, làm vững thành mạch, giúp tăng cường hấp thu sắt không hem. Là chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa. Kết hợp với vitamin E giúp làm chậm quá trình phát triển của một số bệnh ung thư. Ngoài ra vitamin C cũng có tác dụng làm giảm các chất có hại đối với cơ thể như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, những chất độc hại do cơ thể tạo ra…

Nếu dùng vitamin C liều cao và kéo dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, sỏi oxalat và có thể gây thiếu vitamin C khi dừng đột ngột

3.2. Vitamin tan trong chất béo

Các nhóm vitamin tan trong chất béo sẽ không tan trong nước mà chỉ hấp thụ tốt nhất trong chất béo. Các vitamin tan trong chất béo sẽ được lưu trữ trong gan và các mô mỡ để sử dụng trong các hoạt động cần thiết của cơ thể. Do cơ thể có khả năng tích lũy các nhóm này nên những biểu hiện thiếu thường xuất hiện chậm hơn so với các vitamin tan trong nước, tuy nhiên dùng liều cao có thể gây ngộ độc.

Vitamin A có trong gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, bơ, phomat, cá, khoai lang, cà rốt, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, rau dền, bí đỏ, xoài, gấc… cần thiết cho thị lực. Duy trì  cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, quá trình biệt hóa tế bào. Tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của cơ thể và một số quá trình tăng trưởng, sinh sản, phòng chống ung thư, chống lão hóa của cơ thể.

Triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu hụt vitamin A là dấu hiệu quáng gà, nghĩa là tình trạng giảm sút thị lực vào buổi tối. Nếu nguồn dự trữ không được bù trừ thì sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác như da khô, rụng tóc, gãy móng tay… Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả mất hẳn thị giác, niêm mạc khí quản dễ bị khô và tạo điều kiện cho vi trùng gây hại…

Vitamin D trong dầu cá, sữa và ánh nắng mặt trời, gan cá, lòng đỏ trứng, bơ giúp hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương, vitamin D làm tăng khả năng hấp thụ canxi và phospho đồng thời hỗ trợ quá trình dự trữ trong mô xương, giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch, tham gia một số chức năng bài tiết insulin, hormon cận giáp…giúp cân bằng canxi nội môi, phòng chống còi xương và loãng xương.

Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu ngô, oliu, dầu hạt hướng dương, mầm lúa mì, hạnh nhân, bơ thực vật, hạt ngũ cốc và đậu đỗ , rau màu xanh đậm, gan, lòng đỏ trứng,… đóng vai trò là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch…

Vitamin K trong rau xanh, đậu nành, bí đỏ, ngũ cốc, hạt, quả, trứng,..cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương.

3.3. Nguyên tố vi lượng

Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố hóa học cần dùng trong các chức năng trao đổi chất quan trọng cho cơ thể. Các nguyên tố vi lượng gồm:

Canxi có trong các sản phẩm từ sữa, rau xanh, bông cải, đóng vai trò quan trọng cho cấu trúc và chức năng thích hợp của xương và răng, hỗ trợ chức năng cơ và co thắt mạch máu. Canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu.

Phốt pho có nhiều trong cá hồi, sữa chua, thịt gà, là một phần của cấu trúc màng xương và tế bào.

Magie được tìm thấy trong hạnh nhân, hạt điều, đậu đen, giúp hỗ trợ các phản ứng enzym.

Natri trong muối giúp cân bằng chất lỏng và duy trì huyết áp.

Clorua trong rong biển, muối, cần tây, duy trì sự cân bằng chất lỏng và được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa.

Kali trong đầu lăng, bí đao, chuối, giúp duy trì trạng thái chất lỏng trong các tế bào và giúp truyền dẫn thần kinh và chức năng cơ bắp.

Lưu huỳnh trong tỏi, hành, trứng, nước khoáng, là một phần của mọi mô sống và có trong axit amin methionine và cysteine .

3.4. Khoáng chất vi lượng

Khoáng chất vi lượng cần thiết với số lượng nhỏ hơn so với nguyên tố vi lượng nhưng vẫn đủ hỗ trợ thực hiện các chức năng quan trọng trong cơ thể. Các khoáng chất vi lượng và một số chức năng của chúng là:

Sắt có trong hàu, đậu trắng, rau bina, tham gia vào nhiều phản ứng quan trọng trong cơ thể cũng như  là thành phần của các enzyme quan trọng, tham gia tạo Hem: hemoglobin để vận chuyển oxy, myoglobin để cơ lưu giữ oxy… giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Mangan có nhiều trong dứa, đậu phộng, giúp hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, axit amin và cholesterol.

Đồng có trong gan, cua, hạt điều, cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, cũng như chức năng não và hệ thần kinh bình thường.

Kẽm trong hàu, cua, tôm, sò, thịt đỏ, gan, đậu xanh,… ngũ cốc không xay xát và đậu đỗ có nhiều phytate làm giảm hấp thu kẽm. Kẽm có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường, làm thay đổi sự ngon miệng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bào thai, chức năng miễn dịch, sự phát triển của ống thần kinh trung ương và chữa lành vết thương.

Iốt trong muối iod, cá, hải sản, rong tảo biển, cá tuyết, sữa chua,… Là thành phần quan trọng của hoocmon tuyến giáp, cần cho hoạt động bình thường của tuyến giáp và giúp hỗ trợ điều hòa tuyến giáp.

Fluoride cần thiết cho sự phát triển của xương và răng.

Selenium quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp, sinh sản và bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa.

4. Lợi ích sức khỏe của vi chất dinh dưỡng

Tất cả các vi chất dinh dưỡng đều đóng vai trò rất quan trọng để cơ thể hoạt động. Việc tiêu thụ đủ lượng vitamin và khoáng chất khác nhau là chìa khóa cho một sức khỏe tối ưu và thậm chí còn có thể giúp chống lại bệnh tật. Bởi các vi chất dinh dưỡng gần như tham gia vào mọi quá trình hoạt động trong cơ thể. Ngoài ra, một số vitamin và khoáng chất có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ chống lại tổn thương tế bào có liên quan đến một số bệnh, bao gồm alzheimer, ung thư và bệnh tim.

Các chuyên gia đã chỉ ra mối liên kết của việc cung cấp đầy đủ vitamin A, C trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư của cơ thể. Việc uống đủ một số loại vitamin cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh alzheimer ở người già. Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung đầy đủ vitamin A, C và E trong chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan đến việc giảm 24%, 17% và 12% nguy cơ phát triển bệnh alzheimer.

Một số khoáng chất khác cũng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa và chống lại bệnh tật của cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra sự liên kết nồng độ selen trong máu thấp với nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Một đánh giá của các nghiên cứu quan sát cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim sẽ giảm 24% khi nồng độ selen trong máu tăng 50%. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng việc bổ sung canxi đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và tất cả các nguyên nhân khác gây ra. Những nghiên cứu này đã cho thấy rằng việc tiêu thụ đủ tất cả các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất có đặc tính chống oxy hóa sẽ mang lại sức khỏe dồi dào.

Để tìm hiểu thêm thông tin về Quy định mới về thực phẩm chức năng xin mời quý khách cùng Công ty Luật ACC tham khảo bài viết dưới đây!

5. Các câu hỏi thường gặp

Làm gì để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng?

Là những vi chất mang tính “sống còn” của cơ thể, phòng bệnh hơn chữa bệnh, để ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ, bố mẹ nên:

  • Từ giai đoạn bào thai: Mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin & khoáng chất), nên bổ sung viên sắt và axit folic (theo chỉ định của bác sĩ) trong suốt thai kỳ để phòng tránh thiếu máu dinh dưỡng.
  • Sau sinh 1 giờ: Nên cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng phòng tránh bệnh tật. Trong sữa non, hàm lượng vitamin A rất cao.
  • Trong 6 tháng đầu: Nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ để bổ sung vi chất cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thực hiện chế độ ăn khoa học, cân bằng để cung cấp nguồn sữa chất lượng cho con.
  • Sau 6 tháng: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, ngoài sữa, mẹ nên thực hiện các bữa ăn cho trẻ với đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất cũng như thay đổi món thường xuyên.

Thừa vi chất dinh dưỡng có nguy hiểm không?

Xu hướng của các bà mẹ hiện nay là bổ sung vi chất cho con từ giai đoạn bào thai. Mẹ mang thai sẽ được bổ sung nhiều thực phẩm chức năng chống nôn trớ, chống nghén, kháng thể, còn em bé vừa ra đời bên cạnh việc bú mẹ cũng dùng thêm nhiều loại vi chất. Điều này hoàn toàn trái ngược với hướng dẫn của các bác sĩ là trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ cần bú mẹ là đủ nhu cầu dinh dưỡng, không cần bổ sung thêm bất kì thực phẩm nào khác kể cả nước lọc.

Nếu cha mẹ bổ sung vitamin mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ, có những vitamin tan trong nước và đào thải ra ngoài, việc này chỉ làm tiêu hao chi phí của bố mẹ mà lại không mang lại hiệu quả về sức khỏe của bé. Trong trường hợp vitamin bị thừa là loại tan trong mỡ, thì sẽ không đào thải mà cứ tồn dư trong cơ thể, lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Vì vậy cha mẹ cần định lượng chính xác nhu cầu dinh dưỡng và các vi chất qua bữa ăn hằng ngày của bé. Trường hợp bữa ăn hằng ngày không cung cấp đủ năng lượng cũng như chất dinh dưỡng, cha mẹ hãy hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung đúng và đủ cho trẻ, hoàn toàn không nên tùy tiện mua vitamin và các loại vi chất cho trẻ dùng.

Làm sao để biết cơ thể đang thiếu hay thừa vi chất?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ là do chế độ ăn uống hàng ngày chưa khoa học, không đủ đáp ứng các nhu cầu vitamin và khoáng chất cơ thể cần. Trong khi đó, vi chất dinh dưỡng giúp quá trình hấp thu, chuyển hóa các chất trong cơ thể trẻ diễn ra tốt hơn, từ đó giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Yêu cầu về sản xuất thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo