Quyết định thành lập ban an toàn công trường

Ban an toàn lao động trong công ty là Bộ phận an toàn – vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, hỗ trợ cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn – vệ sinh lao động. Vậy Quyết định thành lập ban an toàn công trường là như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết sau đâyQuyết định thành lập ban an toàn công trường

Quyết định thành lập ban an toàn công trường

1. Ban an toàn lao động trong công ty là gì?

Ban an toàn lao động trong công ty là Bộ phận an toàn – vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, hỗ trợ cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn – vệ sinh lao động.

 2. Nhiệm vụ ban an toàn lao động trong công ty

Căn cứ theo Điều 72 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định nhiệm vụ ban an toàn lao động trong công ty là:

Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các công việc sau:

Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động;

Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động;

Xây dựng kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động hằng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn – vệ sinh lao động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở lao động;

Tổ chức huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động;

Kiểm tra về an toàn – vệ sinh lao động theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn công nghiệp); theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe lao động. 

Đề xuất, tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn-vệ sinh lao động trong phạm vi cơ sở lao động theo quy định:

Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về an toàn – vệ sinh lao động.

3. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng bao gồm những quy định gì ?

Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng được quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ban hành ngày 18/06/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 05/08/2015 cụ thể như sau:

“Điều 34. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

  1. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
  2. Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
  3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới được tiếp tục thi công, Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.
  5. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.
  6. Nhà thầu thi công có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:
  7. a) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp đến dưới 50 (năm mươi) người thì cán bộ kỹ thuật thi công có thể kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  8. b) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 50 (năm mươi) người trở lên thì phải bố trí ít nhất 1 (một) cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  9. c) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 1.000 (một nghìn) người trở lên thì phải thành lập phòng hoặc ban an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 (hai) cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  10. d) Người làm công tác chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.
  11. Số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 6 Điều này cần được bố trí phù hợp với quy mô công trường, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động của công trường cụ thể.
  12. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp quản lý có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của chủ đầu tư và các nhà thầu. Trường hợp công trình xây dựng thuộc đối tượng cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu thì công tác kiểm tra an toàn lao động được phối hợp kiểm tra đồng thời.
  13. Bộ Xây dựng quy định về công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng.”

4. Quy định trách nhiệm quản lý an toàn trong xây dựng công trình

Khoản 2 Điều 3 tại Thông tư 04/2017/TT-BXD cũng giải thích rõ khái niệm: “Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định...”. Các quy định công tác quản lý an toàn trong xây dựng công trình hiện nay xác định hệ thống quản lý an toàn xây dựng bằng cách xác định:

4.1 Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của chủ đầu tư

Thực hiện theo quy định về trách nhiệm quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại Thông tư 04/2017/TT-BXD đó là:

- Chấp thuận kế hoạch theo hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng do nhà thầu lập

- Tổ chức kiểm tra, giám sát các công tác an toàn trong xây dựng do nhà thầu thi công thực hiện.

- Phân công, thông báo nhiệm vụ của người có năng lực theo dõi, giám sát (kỹ sư an toàn xây dựng theo) thực hiện các quy định định, biện pháp an toàn xây dựng của nhà thầu. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố có thể ảnh hưởng, gây mất an toàn, vi phạm quy định an toàn lao động trong xây dựng.

- Phối hợp với nhà thầu thực hiện các biện pháp an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư.

- Chủ đầu tư có thể chuyển giao một hoặc một số trách nhiệm bằng hợp đồng nếu thuê nhà thầu tư vấn quản lý, nhà thầu giám sát thi công.

Chủ đầu tư có thể chuyển giao một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động khi xây dựng trong các trường hợp sau:

- Nếu chủ đầu tư và nhà thầu ký hợp đồng tổng thầu (thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công hoặc dạng hợp đồng chìa khóa trao tay thì trách nhiệm quản lý an toàn lao động sẽ thực hiện:

- Chủ đầu tư: Được phép giao quyền cho tổng thầu một hoặc một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động trong công trường xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và thực hiện công tác quản lý an toàn lao động. Tổng thầu: thực hiện quản lý công tác an toàn lao động theo thỏa thuận với chủ đầu tư.

4.2 Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của nhà thầu

Đối với quy định trách nhiệm của nhà thầu trong đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn trong xây dựng quy định tại Luật xây dựng mới nhất 2013 và chi tiết tại điều 4 Thông tư 04/2017-TT-BXD:

- Làm đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

- Thực hiện thành lập tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP bao gồm số lượng người quản lý và tiêu chuẩn người quản lý an toàn lao động.

- Kiểm tra công tác quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình.

- Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.

- Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.

- Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các nội dung khác.

4.3 Trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng

- Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao

- Tuân thủ pháp luật, nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.

- Bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

- Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Từ chối thực hiện các công việc khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ, thiết bị an toàn lao động cá nhân theo đúng quy định.

- Chỉ thực hiện công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động. Các biện pháp an toàn khi thi công xây dựng.

5. Quyết định thành lập ban an toàn công trường

Quyết định thành lập ban an toàn công trường

Quyết định thành lập ban an toàn công trường

Nội dung chính của quyết định thành lập ban an toàn công trường

  • Tên gọi của ban: Ban an toàn vệ sinh lao động, Ban an toàn công trường hoặc tên gọi khác tùy theo quy định của doanh nghiệp.
  • Thành phần ban: Danh sách đầy đủ các thành viên, chức danh, phòng ban.
  • Trưởng ban: Người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của ban.
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của ban: Các nhiệm vụ cụ thể mà ban phải thực hiện.
  • Nguồn lực: Con người, tài chính, vật chất được cấp cho ban để hoạt động.
  • Thời gian hiệu lực: Thời gian quyết định có hiệu lực.

Trên đây là bài viết về Quyết định thành lập ban an toàn công trường bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo