Quyết định 935/QĐ-UBND Điện Biên 2017 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên & Môi trường; Lao động, Thương binh & Xã hội; Tư pháp

Nội dung bài viết:

    ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH ĐIỆN BIÊN
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: 935/QĐ-UBND

    Điện Biên, ngày 11 tháng 10 năm 2017

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC: VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH; TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG; LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI; TƯ PHÁP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN

    CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

    Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

    Căn cứ Thông tư 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

    Theo Quyết định số 1594/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2017;

    Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Điện Biên (Phụ lục đính kèm).

    Điều 2. Giao các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tư pháp dự thảo văn bản thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của UBND tỉnh sau khi được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thông qua.

    Điều 3. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện Quyết định này.

    Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội, thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     


    Nơi nhận:
    - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
    - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
    - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
    - Bộ Tư pháp;
    - Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
    - Như Điều 4;
    - Lưu: VT, NC.

    KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH





    Lò Văn Tiến

     

    PHỤ LỤC

    PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC: VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH; TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG; LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI; TƯ PHÁP
    (Ban hành kèm 
    theo Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2017 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

    I. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

    1. Điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng

    Số hồ sơ: T-DBI-285071-TT

    a) Về nội dung đơn giản hóa

    Về thời hạn giải quyết đề nghị: Giảm thời hạn giải quyết TTHC từ 18 ngày làm việc (thời hạn kiểm tra hồ sơ: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; thời hạn thẩm định hồ sơ: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Thời hạn Quyết định cấp phép; 03 ngày làm việc) xuống còn 13 ngày làm việc (thời hạn kiểm tra hồ sơ: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; thời hạn thẩm định hồ sơ: 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Thời hạn Quyết định cấp phép; 03 ngày làm việc).

    - Lý do: Việc giảm thời hạn giải quyết TTHC là cần thiết nhằm giảm thời hạn chờ lấy kết quả của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính vì quá trình thẩm định không mất nhiều thời gian.

    b) Kiến nghị thực thi

    Đề nghị sửa đổi thời hạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cấp phép được quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Mục III Thông tư số 11/2007/TT-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2007 Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng theo hướng giảm số ngày làm việc.

    c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

    Việc giảm thời hạn của thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện TTHC và cơ quan thực hiện TTHC được thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

    2. Gia hạn giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng

    Số hồ sơ: T-DBI-285072-TT

    a) Nội dung đơn giản hóa

    Về thời hạn giải quyết đề nghị: Giảm thời hạn giải quyết TTHC từ 18 ngày làm việc (thời hạn kiểm tra hồ sơ: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; thời hạn thẩm định hồ sơ: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Thời hạn Quyết định cấp phép; 03 ngày làm việc) xuống còn 13 ngày làm việc (thời hạn kiểm tra hồ sơ: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; thời hạn thẩm định hồ sơ: 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Thời hạn Quyết định cấp phép: 03 ngày làm việc),

    - Lý do: Việc giảm thời hạn giải quyết TTHC là cần thiết nhằm giảm thời hạn chờ lấy kết quả của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính vì quá trình thẩm định không mất nhiều thời gian.

    b) Kiến nghị thực thi

    Đề nghị sửa đổi thời hạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cấp phép được quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Mục III Thông tư số 11/2007/TT-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng theo hướng giảm số ngày làm việc.

    c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

    Việc giảm thời hạn của thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện TTHC và cơ quan thực hiện TTHC được thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

    II. LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    1. Cấp Giấy phép kinh doanh Karaoke

    Số hồ sơ: T-DBI-287193-TT

    a) Về nội dung đơn giản hóa

    Về thànphần hồ sơ:

    + Đề nghị: Bổ sung thêm 01 thành phần hồ sơ là giấy tờ quy định đủ điều kiện về phòng cháy.

    + Lý do: Hoạt động kinh doanh Karaoke rất dễ xảy ra cháy, trong khi cơ quan thm định, cấp phép không có chuyên môn đ thm định điều kiện phòng cháy chữa cháy.

    Về yêu cầu điều kiện 1

    + Đề nghị điều chỉnh khoảng cách đối với các huyện, lỵ từ 200m xuống 150m trở lên.

    + Lý do: yêu cầu về địa điểm kinh doanh karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên là khó thực hiện. Đối với tỉnh miền núi như Điện Biên mặt bằng các trung tâm huyện, lỵ rất nhỏ hẹp, với điều kiện như trên thì rất khó thực hiện trong thực tiễn mặt khác nếu cơ sở kinh doanh đảm bảo điều kiện âm thanh thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan.

    Về yêu cầu điều kiện 2

    + Đề nghị có hướng dẫn cụ thể, có thể giảm diện tích từ 20m2 xuống 16m2 đối với các hộ kinh doanh thuộc địa bàn khó khăn, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

    - Lý do: Yêu cầu về diện tích phòng từ 20m2 là khó thực hiện đối với các địa điểm kinh doanh thuộc địa bàn khó khăn, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

    Về yêu cầu điều kiện 3:

    + Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bỏ quy định Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng.

    - Lý do: Yêu cầu về cửa phòng hát karaoke là cửa kính không màu là rất khó thực hiện bởi ca phòng karaoke phải làm từ chất liệu chuyện dụng thì mới có tác dụng cách âm nếu toàn bộ là cửa kính thì không đảm bảo cách âm.

    Về biểu mẫu

    + Đề nghị mẫu hóa mẫu biên bản thẩm định điều kiện đối với cơ sở kinh doanh karaoke.

    + Lý do: Chưa quy định mẫu Biên bản thẩm định điều kiện đối với cơ sở kinh doanh karaoke.

    b) Kiến nghị thực thi

    Về thành phần hồ sơ: Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm I, Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Về yêu cầu điều kiện 1

    + Đề nghị bỏ khoản 4, Điều 30 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

    + Đề nghị bỏ khoản 3, Điều 12, Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ.

    Về yêu cầu điều kiện 2: Đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

    Về yêu cầu điều kiện 3

    + Đề nghị bỏ Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

    + Đề nghị bỏ Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ.

    Về biểu mẫu: Mu hóa mẫu biên bản thẩm định điều kiện đối với cơ sở Kinh doanh karaoke kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ.

    c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

    - Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy.

    - Tạo điều kiện chủ động cho cá nhân, tổ chức khi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kinh doanh karaoke.

    - Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện kinh doanh karaoke.

    Cá nhân, tổ chức trong quá trình kinh doanh karaoke đảm bảo âm thanh không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.

    III. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

    1. Xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật

    Số hồ sơ: T-DBI-284954-TT

    a) Về nội dung đơn giản hóa

    - Về thời hạn giải quyết đề nghị: rút ngắn thời hạn giải quyết TTHC từ 35 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị của đối tượng hoặc người giám hộ xuống còn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị của đối tượng hoặc người giám hộ.

    - Lý do: Việc quy định thời hạn giải quyết là quá dài so với tính chất của thủ tục hành chính cần giải quyết vì các thành phần hồ sơ đã được quy định rõ ràng, cụ thể.

    b) Kiến nghị thực thi

    Đề nghị sửa đổi quy định về thời hạn giải quyết tại Khoản 2 Điều 18 Luật Người khuyết tật năm 2010.

    c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

    Việc giảm thời hạn của thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện TTHC và cơ quan thực hiện TTHC được thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

    IV. LĨNH VỰC TƯ PHÁP

    1. Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước

    Số hồ sơ: T-DBI-284439-TT

    a) Về nội dung đơn giản hóa

    Về phí, lệ phí (nếu có): đề nghị giảm lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

    - Lý do: Việc cho và nhận nuôi con nuôi trong nước mang tính chất nhân đạo nên việc quy định mức phí 400.000đồng/ trường hợp là quá cao đối với người dân vùng miền núi điều kiện kinh tế còn khó khăn.

    b) Kiến nghị thực thi

    Đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi

    c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

    Việc giảm lệ phí Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước tạo điều kiện cho đối tượng thủ tục hành chính tại các vùng miền núi điều kiện kinh tế còn khó khăn.

    2. Thủ tục đăng ký khai tử

    Số hồ sơ: T-DBI-284879-TT

    a) Về nội dung đơn giản hóa

    Về thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính: đề nghị bỏ nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp: "đối với người chết không thuộc một trong các trường hp quy định tại các điểm a, b, c và đ của khoản này thì UBND cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử".

    - Lý do: UBND xã nơi đăng ký khai tử vừa cấp giấy báo tử vừa cấp giấy chứng tử cho một trường hợp là không cn thiết, gây chng chéo.

    b) Kiến nghị thực thi

    Đề nghị bỏ quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch

    c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

    Việc bỏ quy định trên tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện TTHC và cơ quan thực hiện TTHC được thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức./.

    Bài viết liên quan

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo