Hiện nay, do xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu nên các vấn đề về đầu tư nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh và nâng cao. Trong đó không thể không nhắc đến các doanh nghiệp FDI. Tác động của đại dịch COVID-19, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước gia tăng... đã khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư toàn cầu thay đổi đáng kể. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến đà phục hồi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mà còn như một chất xúc tác thúc đẩy các xu hướng dịch chuyển FDI diễn ra nhanh chóng hơn, tác động đến mọi quốc gia trên thế giới cũng như đến các chính sách đầu tư hiện nay. Vậy quyền xuất khẩu của doanh nghiệp FDI được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I. Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI là gì?
Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 giải thích về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
...
Theo đó, doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc một nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền kiểm soát một doanh nghiệp ở một quốc gia khác.
II. Pháp luật quy định như thế nào vè quyền xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp FDI?
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu như sau:
Quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là doanh nghiệp FDI được thực hiện như sau:
- Thực hiện quyền xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu.
- Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.
Lưu ý:
Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;
Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.
Để tìm hiểu về cách thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tìm hiểu thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI mới nhất 2023.
III. Điều kiện doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam
Điều kiện doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam
– Điều kiện về chủ thể: Là nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng trên, trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với từng trường hợp cụ thể.
Nhà đầu tư có hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện về đối tượng: Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện về sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền: Doanh nghiệp FDI đã có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào các hoạt động trên thì cần có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công Thương trước khi được được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh.
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam đầu tư vào các hoạt động trên cần có ý kiến và sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công Thương trước khi cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có giá trị đồng thời là Giấy phép kinh doanh.
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hoặc Doanh nghiệp FDI chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc bổ sung Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, không cần có sự chấp thuận của Bộ Công Thương.
Sau khi đáp ứng các điều kiện trên và được cấp Giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, các Doanh nghiệp FDI sẽ được thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối theo quy định của pháp luật Việt Nam.
IV. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh quyền xuất nhập khẩu
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ, cụ thể điều này được quy định như sau:
"Điều 8. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.
2. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
3. Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:
a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này"
Như vậy, Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép kinh doanh quyền xuất khẩu.
V. Loại hàng hóa nào mà doanh nghiệp FDI có quyền nhập khẩu, xuất khẩu?
Loại hàng hóa nào mà doanh nghiệp FDI có quyền nhập khẩu, xuất khẩu?
Theo Điều 2 Thông tư 34/2013/TT-BCT quy định về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền xuất khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư này.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền nhập khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 02 của Thông tư này.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền phân phối đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 03 của Thông tư này.
4. Việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định tại Thông tư này và các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan.
Theo đó, doanh nghiệp FDI sẽ có quyền xuất nhập khẩu và phân phối đối với những hàng hóa sau:
- Được thực hiện quyền xuất khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa không được thực hiện quyền xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 34/2013/TT-BCT
- Được thực hiện quyền nhập khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa không được thực hiện quyền nhập khẩu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 34/2013/TT-BCT
- Được thực hiện quyền phân phối đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa không được thực hiện quyền phân phối tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 34/2013/TT-BCT
VI. Dịch vụ tư vấn về thủ tục cấp giấy phép hải quan của ACC
1 Tự tin về chất lượng dịch vụ
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp giấy phép hải quan, ACC tự tin rằng sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin tư vấn đầy đủ và chính xác nhất. Thêm vào đó, ACC đã và đang cung cấp dịch vụ xin cấp giấy giấy phép hải quan cho hàng nghìn khách hàng nên có thể giúp quý khách hàng gỡ rối đối với các trường hợp khó. Hiểu được sự khó khăn của các doanh nghiệp, ACC hướng đến việc tư vấn giải pháp tối ưu nhất và tiết kiệm chi phí nhất cho khách hàng nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về sự tận tâm của ACC.
2 Tự tin về giá cả
Với chất lượng dịch vụ tốt nhưng không phải sẽ đi đôi với giả cao, ACC là đơn vị chuyên tư vấn về dịch vụ xin cấp giấy phép hải quan nên rất tự tin rằng giá ACC báo luôn là giá cạnh tranh nhất nhì thị trường. Đồng thời, tôn chỉ làm việc của ACC là tư vấn đầy đủ, chính xác và tìm phương án tối ưu với chi phí thấp nhất cho khách hàng.
Giá ACC báo luôn là giá trọn gói tất cả các thủ tục và các vấn đề phát sinh trong quá trình xin cấp phép. Do đó khách hàng hoàn toàn có thể an tâm tin tưởng.
3 Các vấn đề khác
Vấn đề xin cấp giấy phép hải quan khá phức tạp với nhiều trường hợp và điều kiện. Do đó không phải ai cũng có thể tự xin cấp giấy chứng nhận được, việc tìm hiểu quy định và đi đến các cơ quan nhà nước hỏi thủ tục gây mất rất nhiều thời gian mà cũng chưa chắc đã làm được. Đến với ACC, khách hàng sẽ sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức mà vẫn nhận được đầy đủ thông tin cần thiết cũng như giấy phép theo yêu cầu.
Khi được tư vấn bởi các luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực này, khách hàng sẽ tránh được rủi ro vi phạm quy định pháp luật, thủ tục hành chính khi xin cấp phép và trong quá trình hoạt động.
Đến với ACC, Ngoài dịch vụ trọn gói như các Công ty dịch vụ khác, bạn sẽ được thêm những gì?
Tư vấn ban đầu về thủ tục,thời gian và chi phí rõ ràng
Tư vấn hình thức xin cấp giấy chứng nhận đầu tư hợp lý nhất, tiết kiệm chi phí nhất và giảm thiểu hệ lụy về sau.
Gỡ rối các ca khó cho khách hàng.
Tư vấn các vấn đề liên quan: Tài chính, ngành nghề đăng ký, các vấn đề về thuế, ưu đãi đầu tư,…
Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về các vấn đề khác liên quan đến việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và các thủ tục khác sau cấp phép..
Chúng tôi cam kết quý khách hàng sẽ được tư vấn nhiệt tình và đúng pháp luật, đầy đủ từ A đến Z với những lợi ích cơ bản như:
- Tư vấn hoàn toàn miễn phí và nhiệt tình, đúng quy định pháp luật do đội ngũ luật sư trình độ cao và nhiều kinh nghiệm đích thân tư vấn;
- Cam kết đúng quy định và luôn đảm bảo hỗ trợ tất cả các vấn đề pháp lý liên quan khác nếu khách hàng có nhu cầu.
VII. Một số câu hỏi thường gặp
1. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bằng mấy cách?
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện thành lập thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thông qua hai cách: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
2. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp FDI gián tiếp tại Việt Nam như thế nào?
Để thuận tiện và nhanh hơn, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam.
3. Ví dụ về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam?
Hiện nay, có thể kể đến một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam; Công ty TNHH HanSung Haram Việt Nam/Nhà máy sản xuất, nhuộm sợi và chỉ Han Sung; Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam…
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề quyền xuất khẩu của doanh nghiệp fdi, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về quyền xuất khẩu của doanh nghiệp fdi vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận