Quyền nuôi con khi mẹ mất thuộc về ai? (Cập nhật 2024)

Hiện nay trong một số trường hợp đặc biệt khi không may mẹ mất thì việc xác định ai là người có quyền nuôi đứa bé đó cũng là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Vậy bố còn quyền nuôi con khi mẹ mất hay không? Trong trường hợp không còn bố thì ai là người có quyền nuôi? Để giải đáp những thắc mắc trên hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

quyen-nuoi-con-khi-me-mat

Quyền nuôi con khi mẹ mất

1. Các trường hợp cần xác định quyền nuôi con khi mẹ mất?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ cần xác định quyền nuôi con khi mẹ mất trong các trường hợp sau:

  • Con chưa thành niên, chưa đủ 18 tuổi, chưa đầy đủ trách nhiệm hành vi dân sự và chịu trách nhiệm trong một số giao dịch dân sự.
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, bị tâm thần, không làm chủ được hành vi của mình.
  • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động tự nuôi sống bản thân, hiện không có tài sản riêng để tự lo được cho cuộc sống của mình.

Như vậy, các trường hợp kể trên đều là những trường hợp con không thể tự đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi và cuộc sống bình thường của mình, cần phải xác định được quyền nuôi con khi mẹ mất trong các trường hợp đó để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con sau này.

Làm thế nào để cha/mẹ tạo lợi thế cho mình khi tranh chấp giành quyền nuôi con, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết: Hướng dẫn giành quyền nuôi con

2. Ai có quyền nuôi con khi mẹ mất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014, quyền nuôi con khi mẹ mất sẽ căn cứ vào các vấn đề sau:

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy căn cứ theo quy định trên cùng với quy định của bộ luật dân sự 2015, trong trường hợp mẹ đang có quyền nuôi con nhưng không may mất, không thể chăm sóc và nuôi dưỡng con thì quyền nuôi con sẽ thuộc về bố. Trong trường hợp cả bố và mẹ đều có chuyện không như ý muốn xảy ra thì Tòa án sẽ xem xét quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. Theo đó thì người giám hộ của con có thể là ông bà nội, ông bà ngoại cùng những người họ hàng thân thích, đảm bảo quyền lợi của con. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, trường hợp con trên 07 tuổi phải hỏi ý kiến của con. Ngoài ra trong quá trình sống chung các tổ chức cơ quan có liên quan thấy quyền lợi của con không được đảm bảo có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp chăm sóc này.

Có thể thấy quyền nuôi con khi mẹ mất hiện nay thường được đưa cho người bố chăm sóc, trường hợp người bố không đủ điều kiện về vật chất tinh thần, cũng như có hành vi côn đồ, đánh đập thì sẽ đưa cho những người thân thích để nuôi dưỡng và chăm sóc.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về quyền nuôi con khi mẹ mất. Việc mất người thân trong gia đình là điều đau lòng không ai mong muốn, tuy nhiên thì vấn đề này trên thực tế đôi khi xảy ra do các điều kiện khách quan tác động. Để đảm bảo quyền lợi cho trẻ chưa vị thành niên, những người mất khả năng nhận thức, tòa án yêu cầu bố mẹ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con. Trường hợp mẹ mất thì người bố phải thay mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng nếu đủ điều kiện. Nếu như còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới chuyên viên của chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (804 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo