Quyền nuôi con khi chồng ngoại tình (Cập nhật 2024)

Hiện nay trên thực tế việc các ông chồng ngoại tình không còn là điều quá xa lạ, tuy nhiên vấn đề quan tâm của nhiều bà vợ chính là giành được quyền nuôi con, đảm bảo được quyền và lợi ích của con. Vậy các quy định để giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình là gì? Chồng có phải trợ cấp cho con hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây giải đáp các câu hỏi trên.

gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-ngoai-tinh

Giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình

1. Các trường hợp giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình

Hiện nay, có hai hình thức ly hôn cho các cặp vợ chồng lựa chọn bao gồm: Ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Trong đó:
- Ly hôn thuận tình được hiểu là: việc hai vợ chồng đã tiến hành thỏa thuận được về các vấn đề liên quan đến việc việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và những vấn đề khác liên quan đến quan hệ hôn nhân đó như tài sản, quyền nuôi con, chăm sóc con…
- Ly hôn đơn phương: Khi cảm thấy cuộc sống hôn nhân không được như ý muốn, có những bất đồng quan điểm, lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung của hai người không thể kéo dài được... thì một trong hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Do đó, thông thường, trên thực thế, tình huống giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình thường xảy ra trong những vụ ly hôn đơn phương, mặc dù chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn vợ hoặc cũng có thể trong một số cuộc ly hôn thuận tình nhưng hai vợ chồng không thể tự thỏa thuận được vấn đề này,
Tuy nhiên thì không phải trường hợp nào thì bố mẹ cũng phải giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình, chỉ trong 03 trường hợp nêu tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 dưới đây, hai bên mới phải tiến hành thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền nuôi con:
- Con chưa thành niên;
- Con đã thành niên nhưng hiện đã mất năng lực hành vi dân sự, hay được hiểu là những người người có vấn đề về nhận thức, tinh thần không được ổn định.
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống cuộc sống hàng ngày của bản thân.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý dù có giành được hay không giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình được thì người không trực tiếp nuôi vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con;
- Cấp dưỡng cho con;
- Thăm con mà không ai được cản trở;
- Không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Đồng thời, sau khi giành được quyền nuôi con khi chồng ngoại tình, thì người vợ cũng phải tôn trọng quyền được thăm nom, chăm sóc, giáo dục con của người chồng.

Làm thế nào để cha/mẹ tạo lợi thế cho mình khi tranh chấp giành quyền nuôi con, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết: Hướng dẫn giành quyền nuôi con

2. Căn cứ chứng minh giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình

Việc chồng ngoại tình hiện nay được coi là việc người này đang có vợ mà cố tình chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác, hoặc có các quan hệ bất chính với những người khác. Người thực hiện hành vi ngoại tình trên thực tế cũng không thể tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được, thậm chí còn thường xuyên đánh đập vợ con, bỏ bê gia đình, không quan tâm các vấn đề liên quan đến con cái…Chính vì vậy, nếu có bằng chứng cho thấy chồng ngoại tình thì đây có thể là căn cứ để Tòa án xem xét việc không giao con cho người này trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc sau khi ly hôn cũng như tiến hành việc ly hôn đơn phương.
Bởi vậy, để giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình, người vợ phải nộp cho Tòa án những giấy tờ như sau để đảm bảo tối đa việc có quyền chăm sóc con:
- Đơn xin giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình.
- Bằng chứng, chứng cứ về việc chồng mình ngoại tình: Các tài liệu tin nhắn giữa chồng và bồ có thể đọc được, các đoạn ghi âm, quay clip làm chứng có thể nghe được, nhìn được, các tài liệu liên quan dữ liệu điện tử, vật chứng ảnh, lời khai của những người chứng kiến về việc chồng mình ngoại tình.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh bản thân mình hiện nay có đầy đủ điều kiện về kinh tế, tinh thần chăm sóc và nuôi dưỡng con cái: Thu nhập hàng tháng, nhà cửa hợp pháp, ổn định, trình độ học vấn, văn hóa, thời gian chăm sóc con cái.
Tòa án sẽ căn cứ vào những giấy tờ, bằng chứng mà người vợ cung cấp cũng như các điều kiện thực tế của hai bên để quyết định giao con cho người nào.
Trên đây là tư vấn của ACC về việc giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình. Đây là vấn đề thắc mắc của nhiều người khi lo lắng con mình không được đảm bảo quyền lợi. Để được tư vấn rõ hơn về các điều kiện chứng minh giúp giành lại quyền nuôi con với tỉ lệ cao nhất, hãy liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên của ACC.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (238 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo