QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM [2024]

2222

Tố giác tội phạm được hiểu là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận và không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bởi tố giác tội phạm là một hoạt động quan trọng và cấp thiết nhằm giúp cho cơ quan chức năng trong việc bắt giữ người phạm tội kịp thời, ngăn chặn tội phạm tiếp tục được thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cơ quan nhận đơn tố giác là cơ quan nào, ở đâu và báo tin ở đâu thì thuận tiện. Vì thế, trong bài viết này, công ty luật ACC căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để có thể giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề cơ quan nào sẽ tiếp nhận đơn tố giác, quy trình hay thủ tục giải quyết đơn tố giác ra sao.

1.     Thẩm quyền giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm:

Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật TTHS năm 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm bao gồm:

(1) Cơ quan điều tra;

(2) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

(3) Viện kiểm sát các cấp;

(4) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an;

(5) Tòa án các cấp;

(6) Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

2.     Thủ tục, quy trình giải quyết đơn tố giác tội phạm

- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết hoặc ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức, chỉ đạo thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết, cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trực tiếp chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, phân công Cán bộ điều tra thuộc quyền hoặc ra Quyết định phân công cấp phó trong việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

- Đối với tố giác, tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì cấp trưởng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

- Kết thúc quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan đã thụ lý, giải quyết phải ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

-Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

3.     Giải quyết đơn tố giác tội phạm

Để ra quyết định khởi tố vụ án, đối với bất cứ nguồn tin tội phạm nào, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đều phải tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ các biện pháp để kiểm tra, xác minh nguồn tin bao gồm. Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân có liên quan đến sự việc cung cấp những tài liệu cần thiết. Những tài liệu này có thể là những hiện vật có giá trị chứng minh sự việc phạm tội hay các văn bản, giấy tờ, tài liệu hoặc các biên bản kiểm tra nội bộ cơ quan... Cơ quan nhà nước, tổ chóc xã hội và cá nhân có liên quan có nghĩa vụ phải chấp hành các yêu cầu của cơ quan khởi tố.

 Như vậy tất cả các tin tức về tội phạm đều phải được kiểm tra kĩ để xác định căn cứ khởi tố và tuỳ từng sự việc mà đề ra biện pháp kiểm tra cho thích hợp. Khi kiểm tra phải triệt để chấp hành những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Sau khi kiểm tra, xác minh thì kết quả giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được cơ quan điều ứa gửi cho viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác biết. Trong trường hợp viện kiểm sát giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì thời hạn, trình tự, thủ tục cũng được thực hiện như trên.

Có thể nói, tố giác tội phạm không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân bởi chính điều này sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào việc giúp các lực lượng chức năng, cơ quan Nhà nước có thể ổn định tình hình, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các nguồn rủi ro có thể xảy đến với người dân của mình. Xử lý đơn tố giác tội phạm chính là thể hiện sự chặt chẽ trong bộ máy quản lý và sử dụng luật pháp của nước ta. Điều này sẽ củng cố thêm niềm tin rằng mọi công dân sẽ luôn được sống trong sự bảo vệ của pháp luật.

 

Trên đây là những nội dung phân tích của Công ty luật ACC về vấn đề quy trình xử lý đơn tố giác tội phạm. Trường hợp Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ pháp lý về các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi. 

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp.  

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo