Quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa như thế nào?

Ngày nay việc xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa từ trong nước ra ngoài nước và người lại ngày càng thuận tiện và phát triển. Để việc lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi thì một trong những công việc quan trọng không thể bỏ qua đó là xác minh xuất xứ hàng hóa. Bài viết Quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa như thế nào? của Luật ACC sẽ giúp bạn đọc hiểu một cách khái quát về vấn đề.

Hang Hoa Khong Ro Nguon Goc Xuat Xu La Gi
Quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa như thế nào?

1. Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa

Việc chứng minh nguồn gốc xuất xử của hàng hóa cần thực hiện theo các thủ tục quy định tại Điều 16 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế, cụ thể như sau:

Điều 16. Quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.

Mã HS của hàng hóa khai báo trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là mã HS của nước xuất khẩu. Trường hợp mã HS của nước xuất khẩu khác với mã HS của nước nhập khẩu đối với cùng một mặt hàng, thương nhân được phép sử dụng mã HS của nước nhập khẩu và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.

2) Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân

Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.

3) Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.

Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ.

4)Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện, thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư.

5) Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, không chứng minh được hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ, có dấu hiệu gian lận về chuyển tải, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 28 Nghị định này. 

2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

2.1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy chứng nhận (GCN) xuất xứ hàng hóa (còn gọi là C/O): Là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá : Bộ Thương Mại, hoặc Bộ Thương Mại có thể ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp VN và các tổ chức thực hiện việc cấp C/O thực hiện. Trên thực tế, hiện nay Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đang thực hiện việc cấp C/O cho các doanh nghiệp.

Đặc điểm của giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

– Thứ nhất, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp với mục đích xác thực về nguồn gốc của hàng hóa

Đây là đặc điểm nổi bật nhất khi nước xuất khẩu cấp C/O cho hàng hóa xuất đi. Dựa vào giấy chứng nhận được cấp, người nhập khẩu và cơ quan có thẩm quyền có thể biết được hàng hóa đó có nguồn gốc xuất xứ như thế nào? Có phải hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng không? Căn cứ vào đó, mọi người có thể hạn chế hiệu quả các rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa như không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả,…

– Thứ hai, C/O chỉ được cấp cho hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Đúng với tên gọi của giấy chứng nhận. C/O chỉ được cấp cho các mặt hàng có xuất xứ rõ ràng. Theo đó, chỉ những hàng hóa chứng minh được nguồn gốc và đảm bảo có xuất xứ rõ ràng thì mới được cấp C/O theo quy định.

Cụ thể, C/O được cấp cho hàng hóa tham gia vào quá trình lưu thông quốc tế. Và đã được xác định xuất khẩu tới nước nhập khẩu. Hoặc hàng hóa đã có thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, quy cách đóng gói, số lượng, trị giá, nơi xếp – dỡ hàng, phương tiện vận tải.

2.2. Hồ sơ xin cấp C/O xuất khẩu gồm

  • Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ
  • Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh
  • Tờ khai hải quan đã hoàn thành Thủ tục hải quan. Trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo Tờ khai hải quan sẽ không phải nộp Tờ khai hải quan;
  • Hoá đơn thương mại
  • Vận tải đơn hoặc Chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn

2.3. Quy trình cấp C/O xuất khẩu 

- Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Bộ Thương Mại ( Phòng Thương mại và Công nghiệp VN).

- Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sẽ cấp C/O. Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế thì 05 ngày làm việc.

- Hồ sơ cấp C/O được lưu trữ ít nhất 3 năm, kể từ ngày cấp hoặc xác nhận và được bảo mật.

- Nếu C/O bị sử dụng sai mục đích sẽ bị thu hồi.

3. Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa

Nếu như trong trường hợp bạn không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tùy vào mức độ vi phạm và tùy vào từng loại hàng hóa.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo