Quy định về giải quyết tranh chấp kinh tế mới nhất 2024 hiện nay 

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự cạnh tranh được coi là tiêu chí cho sự phát triển và chọn lọc của các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình tiến bộ của xã hội. Chính vì lẽ đó sự tranh chấp trong kinh tế là điều không thể tranh khỏi. Để hiểu rõ hơn về Quy Định Về Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Tế Mới Nhất 2023 Hiện Nay hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1.Tranh chấp kinh tế là gì?

Tranh chấp kinh tế là sự xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào lĩnh vực của luật kinh tế điều chỉnh. Điểm đặc trưng của quan hệ tranh chấp này chủ yếu là các doanh nghiệp, thương nhân, sự tranh chấp diễn ra theo mong muốn và sự tự do định đoạt của họ. Nói cách khác Trong điều kiện kinh tế thị trường, tranh chấp kinh tế phổ biến là tranh chấp hợp đồng kinh tế, tranh chấp trong nội bộ công ti, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

 Tranh chấp kinh tế" thông thường để chỉ các tranh chấp liên quan đến 'kinh tế', không được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự, và để phân biệt với "tranh chấp dân sự". Ngày nay, thuật ngữ này ít được dùng, mà thay vào đó là "Tranh chấp trong kinh doanh". Theo khái niệm mở, Tranh chấp trong kinh doanh bao gồm cả Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp và tranh chấp kinh doanh - thương mại...

Việc hạn chế và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp (công ty) phát triển bền vững, làm cho hoạt động kinh doanh, đầu tư có hiệu quả. i.

2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế

Như đã nói ở trên, tranh chấp kinh tế được hiểu là những xung đột về lợi ích trong lĩnh vực kinh tế, biểu hiện thông qua việc xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Pháp luật hiện hành cũng đã công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể lựa chọn cho mình phương thức giải quyết phù hợp nhất.

Có thể kể đến các phương thức sau:

Thương lượng: là hình thức giải quyết đơn giản nhất và được sử dụng đầu tiên khi xảy ra tranh chấp. Đó là quá trình các bên cùng bàn bạc, thảo luận và đưa ra phướng hướng giải quyết thống nhất. Phương pháp này được thực hiện dựa trên sự tôn trọng chủ quyền của các bên.

Bên cạnh đó, Điều 329 Luật Thương mại có quy định:”Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên”. Tuy nhiên, đây được hiểu là điều luật mang tính tùy nghi, không được hiểu là một quy định bắt buộc.

Ưu điểm:

– Không đòi hòi thủ tục phức tạp;

– Không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý ngặt nghèo;

– Hạn chế tối đa chi phí;

– Ít phương hại đến mối quan hệ giữa các bên;

– Giữ được bí mật kinh doanh.

Nhược: Đòi hỏi các bên đều phải có thiện chí, trung thực với tinh thần hợp tác cao, nếu không, việc thương lượng sẽ thất bại và lại phải theo một phương thức khác để giải quyết.

Hòa giải: Là hình thức giải quyết cần có sự tham gia của một các nhân hay cơ quan tổ chức đóng vai trò là hòa giải viên. Kết quả của cuộc hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên và  mức độ ảnh hưởng uy tín của trung gian hòa giải. Hình thức này có ưu điểm nhanh gọn, chi phí thấp, mang tính thân thiện và có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp của các 2 bên.

– Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.

– Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.

– Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Ở Việt Nam, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở Việt Nam, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.

Trọng tài: Là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẩn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc với các bên thi hành. Phương pháp này có ưu điểm là tính linh hoạt cao, tạo được sự chủ động, nhanh chóng, các thông tin được bảo mật, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là chi phí cao, việc thi hành quyết định không phải lúc nào cũng trôi chảy và thuận lợi việc thi hành như tòa an.

Tòa án: là lựa chọn cuối cùng khi tranh chấp không thể giải quyết bằng các hình thức trên. Phương thức giải quyết này đòi hỏi các bên phải giải trình đầy đủ giấy tờ, hồ sơ thủ tục theo quy định của tòa. Cần có thời gian chờ đợi thẩm duyệt rồi mới được đưa ra giải quyết. Việc sử dụng hình thức này có ưu điểm là tính cưỡng chế cao. Tuy nhiên, các thông ti bí mật kinh doanh có thể bị tiết lô và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

3.Các loại trong giải quyết tranh chấp Kinh Tế

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lí, kí gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kĩ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác: đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuô, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
  • Tranh chấp giữa công tỉ với các thành viên của công ti, giữa các thành viên của công ti với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ti;
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
  • Bất đồng, xung đột về quyền, lợi ích liên quan đến việc làm, thu nhập, điều kiện lao động giữa các bên trong quan hệ lao động; và một số tranh chấp trong các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Quy Định Về Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Tế Mới Nhất 2021 Hiện Nay. Quý vị nếu có nhu cầu tìm hiểu có thể liên hệ với ACC để biết thêm chi tiết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (571 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo