Quy định rút kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có quyền và nghĩa vụ trong vụ án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Thể hiện thái độ phản đối một phần hay toàn bộ quyết định của Tòa án trong bản án có hiệu lực hoặc chưa có hiệu lực thi hành nhưng phát hiện những tình tiết, chứng cứ hoặc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phát hiện một phần hay toàn bộ là trái với pháp luật, làm ảnh hưởng đến một phần hay toàn bộ quyết định của Tòa án. Mục đích của kháng nghị là đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh, chính xác, xử đúng người đúng tội theo quy định của pháp luật.

Quy-Dinh-Rut-Khang-Nghi-Theo-Thu-Tuc-Phuc-Tham-Vu-An-Dan-Su

Quy Định Rút Kháng Nghị Theo Thủ Tục Phúc Thẩm Vụ Án Dân Sự.

1.Rút kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là gì?

Rút kháng nghị Rút Kháng Nghị Theo Thủ Tục Phúc Thẩm là việc người đã kháng nghị  từ bỏ những đề nghị của mình được trình bày trong bản kháng nghị. Việc RKN phúc thẩm có thể được thực hiện trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm; việc RKN giám đốc thẩm được thực hiện trước khi bắt đầu phiên toà giám đốc thẩm.

Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị của mình. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên toà thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ (x. các điều 212, 246, Bộ luật tố tụng hình sự).

2. Căn cứ pháp lý Rút Kháng Nghị Theo Thủ Tục Phúc Thẩm Vụ Án Dân Sự

Căn cứ vào: Điều  Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.

Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.

Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.

Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.

Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Trên đây là các thông tin về thủ tục Quy Định Rút Kháng Nghị Theo Thủ Tục Phúc Thẩm Vụ Án Dân Sự.mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc nào cần giải đáp, khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty luật ACC qua các thông tin sau đây để được hỗ trợ:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (450 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo