Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành. Thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định. Vậy những quy định liên quan đến thông tư là những quy định nào? Hiệu lực và cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư? Cơ quan ban hành thông tư? Thông tư có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo thông tư? Thhông tư 32/2017/TT-BCT quy định những gì? Các phụ lục thông tư 32/2017/TT-BCT bao gồm những thông tin nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây về nội dung của thông tư này để biết thêm thông tin chi tiết và cụ thể về việc này.
phụ lục thông tư 32/2017/tt-bct
1. Thông tư là gì?
Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành, thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định.
Thông tư được ban hành bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành thông tư để quy định:
- Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.
2. Thẩm quyền ban hành thông tư
Thông tư là hình thức văn bản pháp luật được một số chủ thể có thẩm quyền ban hành như Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
3. Thông tư có hiệu lực khi nào?
Sau khi tìm hiểu khái niệm thông tư là gì? cũng như biết được cơ quan nào là cơ quan ban hành thông tư thì trong phần bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn xác định được hiệu lực thi hành của thông tư là khi nào?
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì một vài nguyên tắc để xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó là:
– Ta sẽ dựa vào thông tin được quy định trực tiếp, cụ thể tại một điều luật nào đó trong văn bản quy phạm pháp luật.
– Trong trường hợp, trong văn bản quy phạm pháp luật không có điều khoản cụ thể quy định về ngày, tháng, năm có hiệu lực thì ta sẽ áp dụng cách xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó như sau (theo điều 151 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015):
+ Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp Trung ương ban hành thì thông thường sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký hoặc kể từ ngày được thông qua văn bản đó.
+ Đối với những văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh thì hiệu lực của văn bản đó sẽ là sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
+ Còn đối với một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tại cấp huyện và cấp xã thì sau 07 ngày tính từ ngày ký ban hành thì văn bản đó sẽ có hiệu lực.
=> Thông tư sẽ có hiệu lực theo ngày, tháng, năm cụ thể được ghi nhận trong chính điểu khoản của thông tư đó hoặc sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký hay kể từ ngày được thông qua (vì đây là một văn bản do cấp Trung ương ban hành)
4. Phụ lục thông tư 32/2017/tt-bct
Phụ lục 1
CÁC BIỂU MẪU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH
GIẤY PHÉP, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
Ký hiệu | Mẫu văn bản |
Mẫu 01a | Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01b | Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01c | Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01d | Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01đ | Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01e | Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01g | Mẫu bản kê khai thiết bị, kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất |
Mẫu 01a

- Hóa chất sản xuất:

………… (1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, nếu vi phạm ………… (1) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
………… (1) gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm:
…………………………………… (8)…………………………………………
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
|
Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính;
- (4): Ghi rõ “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất, kinh doanh”;
- (5): Chỉ kê khai các thành phần là chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
- (6): Kê khai khối lượng hóa chất sản xuất, kinh doanh tối đa trong một năm;
- (7): Đơn vị đo khối lượng trên đơn vị thời gian là một năm;
- (8): Tên các giấy tờ kèm theo.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể về phụ lục thông tư 32/2017/tt-bct. Nếu có những câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận