Với sự phát triển của kinh tế, đời sống, văn hóa – xã hội kéo theo tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng, xuất phát từ nhiều tầng lớp nhân dân và độ tuổi khác nhau. Tệ nạn xã hội luôn là một trong những vấn đề nhức nhối ở nước ta hiện nay. Tội danh lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản là một trong số đó. Vậy phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.
1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
- Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật .
- Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.
- Trong đó, theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Tài sản là:
- Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian dối do một người thực hiện nhằm mục đích dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá,… đang thuộc sở hữu, quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân.
Giải pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2. Yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tài sản
3. Phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân
Cần tuyên truyền để nhân dân biết và nâng cao cảnh giác khi chuyển tải các thông tin về tài sản của mình, cũng như tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân trong phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xuất phát từ bản chất hành vi của đối tượng thực hiện hành vi phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là sử dụng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ tài sản, người có trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản tin nhầm mà trao tài sản cho đối tượng để đối tượng chiếm đoạt, vì thế công tác tuyên truyền phải gắn với những người chủ tài sản, người có trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản này với những nội dung cụ thể. Đây là nhiệm vụ thiết thực nhất mà công tác này cần đạt được.
3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thông qua hoạt động phòng ngừa, phát hiện, điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm qua cho thấy, ở nhiều địa bàn, trong nhiều lĩnh vực kinh tế còn bộc lộ nhiều bất cập trong công tác quản lý, bảo quản tài sản, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng và xuất khẩu lao động.
Do đó, trước hết, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật trong những lĩnh vực này để hạn chế những sơ hở, thiếu sót mà các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
3.3. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm
Nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm trong hoạt động thu thập, xử lý thông tin tài liệu phản ánh về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách sử dụng tốt hệ thống mạng lưới thông tin trinh sát để phát hiện thông tin kịp thời.
Sau khi đã tiếp nhận tin báo, phải nhanh chóng xác minh, thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ buộc tội bằng những hoạt động như: xác minh qua người báo tin, bị hại, người làm chứng, lấy lời khai ban đầu, khám xét… tránh để đối tượng tiêu hủy tài liệu chứng cứ cũng như tẩu tán tài sản có được từ hoạt động phạm tội.
3.4. Tăng cường phối hợp giữa Cơ quan nhà nước
- Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ án mà đối tượng phạm tội mang tính có tổ chức.
- Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành, các ngành thông tin đại chúng để cập nhật kịp thời và tuyên truyền cho nhân dân để mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn.
- Thông qua công tác phối hợp này để chủ động phát hiện sớm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân
4. Câu hỏi thường gặp
- Mức hình phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể đối mặt với mức án cao nhất là tù chung thân.
- Người chưa thành niên có phải chịu trách nhiệm khi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là người đủ 16 tuổi trở lên và không ở trong tình trạng được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với mọi trường hợp phạm tội.
- Khi nào được xem là thời điểm phát sinh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Thời điểm được xác định từ lúc người phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho họ hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.
Quý bạn đọc có thể tham khảo các bài viết liên quan: Mặt chủ quan; Khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực thi pháp luật trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận