
Con dấu là đại diện pháp lý của doanh nghiệp tư nhân. Có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp được pháp luật công nhận. Vậy phòng khám tư nhân có con dấu không? Hãy cùng ACC giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây:
1. Phòng khám tư nhân có con dấu không?
Con dấu là đại diện pháp lý của doanh nghiệp, có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận.
Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp hiện hành mặc dù không có quy định nào quy định về việc doanh nghiệp tư nhân không được sử dụng con dấu. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân vẫn có con dấu. Việc trang bị con dấu để hoạt động của doanh nghiệp vẫn là phần tất yếu trong doanh nghiệp và trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật vẫn quy định bắt buộc sử dụng con dấu.
Tóm lại, Phòng khám tư nhân nên có con dấu. Điều này, giúp phân biệt giữa các phòng khám tư nhân với nhau. Hơn nữa, con dấu có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý của phòng khám với các giao dịch dân sự.
2. Quy định về con dấu của phòng khám tư nhân
Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 và những văn bản hướng dẫn thi hành, Doanh nghiệp có quyền trong việc quyết định về số lượng, hình thức, nội dung con dấu của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Về thẩm quyền quyết định
Thẩm quyền quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu thì:
Chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định đối với doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Các loại dấu trong phòng khám tư nhân
Con dấu gồm 2 loại như sau: con dấu pháp lý và con dấu không mang tính chất pháp lý.
Con dấu pháp lý
Con dấu mang tính pháp lý được phát hành bởi những đơn vị có thẩm quyền cấp. Con dấu này xác thực tính pháp lý đối với những văn bản ban hành.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận 2 hình thức sử dụng con dấu, bao gồm:
– Dấu được khắc tại cơ sở khắc dấu;
– Dấu sử dụng hình thức chữ ký số theo đúng quy định của pháp luật về những giao dịch điện tử.
Con dấu không mang tính chất pháp lý
Những dấu này được dùng trong những giao dịch thông thường của công ty
- Mẫu con dấu này có thể thuộc những dạng như hình tròn hay hình đa giác hoặc hình dạng khác (thường thấy sẽ là hình vuông hay tròn).
- Mẫu con dấu có sự thống nhất về: Hình thức và kích thước và nội dung.
- Nội dung của con dấu tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể bao gồm tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ…Ngoài ra, doanh nghiệp được thêm các ngôn ngữ và hình ảnh khác thể hiện trên mẫu con dấu của doanh nghiệp.
- Mực in con dấu sử dụng có thể là màu đỏ hoặc màu xanh.
>>> Tham thảo thêm: Các loại thuế doanh nghiệp tư nhân phải nộp cập nhật mới nhât, tại đây!
3. Cách thức liên hệ khi muốn tư vấn các vấn đề pháp lý tại ACC?
Qúy khách muốn được tư vấn chi tiết về Cách làm con dấu phòng khám tư nhân cho đúng quy định thì vui lòng gọi điện chúng tôi qua các hình thức sau:
Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến hotline qua số điện thoại 1900.3330 để được tư vấn
Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử [email protected] được được tư vấn.
Tư vấn trực tiếp qua Zalo: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 084.696.7979 để được tư vấn.
4. Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp không được phép sử dụng các hình ảnh, từ ngữ và ký hiệu sau đây để thể hiện mẫu con dấu:
– Quốc kỳ, Quốc huy hoặc Đảng kỳ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hình ảnh, biểu tượng hoặc tên của nhà nước, các cơ quan nhà nước, những đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp hoặc là tổ chức xã hội nghề nghiệp.
– Từ ngữ, ký hiệu và những hình ảnh vi phạm về truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hóa cũng như thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ những quy định của pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và quy định pháp luật khác có liên quan trong việc sử dụng hình ảnh, ký hiệu và từ ngữ trong nội dung hay hình thức mẫu con dấu.
Con dấu gồm 2 loại như sau: con dấu pháp lý và con dấu không mang tính chất pháp lý
Quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2020 không còn quy định nào quy định về thủ tục này nữa, điều này đồng nghĩa với việc đã bỏ thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp trước khi sử dụng. Như vậy, từ ngày 01/01/2021 – thời điểm Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp sẽ không phải làm thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Đây là một điểm cải cách, đổi mới với hướng mở cho doanh nghiệp, đồng thời, phù hợp với việc đơn giản hóa về thủ tục hành chính, tạo điều kiện, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Phòng khám tư nhân có con dấu không? Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận