Mẫu phiếu nhận xét chấm sáng kiến kinh nghiệm mới nhất

Những cuộc sáng kiến giúp khuyến khích khả năng sáng tạo của giới trẻ đồng thời giám khảo chấm thi phải có năng lực chuyên môn nhất định.  Bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết về Mẫu phiếu nhận xét chấm sáng kiến kinh nghiệm mới nhất đến bạn.

Mẫu phiếu nhận xét chấm sáng kiến kinh nghiệm mới nhất

Mẫu phiếu nhận xét chấm sáng kiến kinh nghiệm mới nhất

1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Đặc điểm của sáng kiến kinh nghiệm?

1.1. Sáng kiến kinh nghiệm:

Sáng kiến kinh nghiệm là những ý tưởng, sáng tạo và cải tiến mới được tác giả đúc kết từ những tri thức, kỹ năng và vốn hiểu biết được tích lũy trong quá trình công tác và làm việc. Sáng kiến kinh nghiệm có thể xuất phát từ các cá nhân, tổ chức, hay cộng đồng, và có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, an ninh, nông nghiệp, và nhiều lĩnh vực khác.

sang-kien-kinh-nghiem

Sáng kiến kinh nghiệm

1.2. Đặc điểm của sáng kiến kinh nghiệm

- Tính mới:
  • Giải pháp mới cho vấn đề đã tồn tại hoặc cải tiến giải pháp cũ hiệu quả hơn.
  • Có thể là một ý tưởng, phương pháp, kỹ thuật mới hoặc cải tiến một phần nào đó của quy trình, công nghệ đã có.
  • Mức độ mới có thể khác nhau, từ hoàn toàn mới đến cải tiến một phần nhỏ.

- Tính sáng tạo:

  • Thể hiện sự độc đáo, sáng tạo của tác giả trong việc giải quyết vấn đề.
  • Không rập khuôn, sao chép ý tưởng của người khác.
  • Có thể áp dụng các giải pháp sáng tạo từ lĩnh vực khác vào lĩnh vực của mình.

- Tính hiệu quả:

  • Đã được áp dụng vào thực tế và mang lại hiệu quả rõ rệt.
  • Hiệu quả có thể thể hiện qua các tiêu chí như: nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng năng suất lao động,...
  • Phải có số liệu cụ thể để chứng minh hiệu quả.

- Tính phổ biến:

  • Có thể áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực liên quan.
  • Giải pháp không chỉ hiệu quả với trường hợp cụ thể của tác giả mà còn có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác.
  • Mức độ phổ biến có thể khác nhau, từ áp dụng trong một đơn vị đến áp dụng trong toàn ngành.

- Tính khoa học: Giải pháp được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, logic và có tính thuyết phục.

- Tính thực tiễn: Giải pháp dễ áp dụng vào thực tế, không đòi hỏi điều kiện quá phức tạp.

- Tính tiến bộ: Giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực liên quan.

2. Mẫu phiếu nhận xét chấm sáng kiến kinh nghiệm mới nhất

2.1. Mẫu số 01 

ĐƠN VỊ

HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                               PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN NĂM HỌC .....

STT

Họ tên tác giả/Chức vụ, đơn vị công tác

Tên sáng kiến

Phần thực trạng nội dung cần nghiên cứu

(20 điểm)

Phần mô tả sáng kiến

65 (điểm)

Phần kết luận

(15 điểm)

Tổng điểm chấm

Tính mới của sáng kiến

(25 điểm)

Lĩnh vực áp dụng

(10 điểm)

Khả năng áp dụng và phạm vi áp dụng

(15 điểm)

Hiệu quả kinh tế, xã hội

(15 điểm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

                   
                   
                   
                   
               

 

 

Cách thức chấm điểm sáng kiến

I. Biểu điểm và xếp loại sáng kiến

1. Biểu điểm.

Điểm tối đa là 100 điểm, trong đó:

- Phần thực trạng nội dung cần nghiên cứu: 20 điểm.

- Mô tả sáng kiến mới: 65 điểm, trong đó:

+Tính mới của sáng kiến: 25 điểm.

+ Lĩnh vực áp dụng: 10 điểm.

+ Khả năng áp dụng và phạm vi áp dụng: 15 điểm.

+ Hiệu quả kinh tế, xã hội: 15 điểm.

- Phần kết luận: 15 điểm.

2. Xếp loại

Kết quả xếp loại sáng kiến dựa trên điểm bình quân của các Ủy viên Hội đồng Sáng kiến.

- Loại Đạt: Từ 50 đến 100 điểm.

- Loại Không đạt: Dưới 50 điểm.

II. Quy trình và nội dung chương trình họp Hội đồng sáng kiến

1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp cơ sở, cấp Bộ gửi bản tổng hợp và tóm tắt sáng kiến cho các Ủy viên Hội đồng sáng kiến trước 02 ngày họp Hội đồng sáng kiến.

2. Đồng chí Ủy viên thư ký Hội đồng sáng kiến trình bày một số nội dung cần lưu ý khi nghiên cứu bản tổng hợp, tóm tắt sáng kiến của các tác giả trước Hội đồng sáng kiến.

3. Các Ủy viên Hội đồng sáng kiến đọc, nghiên cứu bản tổng hợp, tóm tắt sáng kiến.

4. Hội đồng thảo luận hồ sơ các sáng kiến và các nội dung có ý kiến khác nhau; Những sáng kiến có nội dung chuyên môn sâu, phức tạp Hội đồng sáng kiến sẽ xin ý kiến của các chuyên gia.

5. Mỗi Ủy viên có một phiếu chấm điểm các sáng kiến và tiến hành chấm điểm độc lập.

6. Các Ủy viên bỏ phiếu chấm điểm sáng kiến vào hòm phiếu.

7. Ban kiểm phiếu và chuyên viên thi đua giúp việc Hội đồng sáng kiến tổng hợp kết quả.

8. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả chấm điểm trước HĐSK.

>>>Tải mẫu 01 tại đây. 

2.2. Mẫu số 02 

Nghiên cứu khoa học (NCKH), viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là phương thức tự học, tự bồi dưỡng tốt nhất của giáo viên và cán bộ quản lý trường học.

Thông qua quá trình nghiên cứu khoa học cũng như quá trình viết và trao đổii sáng kiến kinh nghiệm, trình độ mọi mặt của nhà giáo dục được nâng lên một cách tích cực. Đó cũng là quá trình nhà giáo cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục vì "lợi ích trăm năm" của dân tộc.

  Tuy nhiên việc đánh giá thế nào cho khách quan, công bằng thì phải có một thước đo tương đối chuẩn với những tiêu chí vừa thể hiện nội hàm định tính, vừa thể hiện giá trị định lượng. Hiện nay thước đo này khá đa dạng, mỗi nơi mỗi chuẩn do quan niệm khác nhau về tiêu chí nào là quan trọng.

  Xuất phát từ quan niệm tính khoa học và tính sáng tạo là tiêu chí hàng đầu, căn cứ hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nôi về công tác SKKN tại công văn số 9757/SGD&ĐT-KHCN ngày 28-10-2009, công văn số 4716/SGD&ĐT-KHCN ngày 29-4-2010 và công văn số 4717/SGD&ĐT-KHCN ngày 29-4-2010, (đường link tới các công văn trên đã được giới thiệu trên trang web của trường), theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường, chúng tôi xin trao đổi thêm về việc đánh giá SKKN năm 2010 của trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội như sau.

 Những nội dung sau dây rất mong được các thày cô giáo, các anh chị cán bộ, nhân viên và các thành vên Hội đòng khoa học quan tâm suy nghĩ và trao đổi để trước khi họp Hội đồng chấm, chúng ta thống nhất được một thước đo tương đối chuẩn áp dụng đánh giá SKKN của trương.

 Các tiêu chí trên được cụ thể hóa thành các mục điểm cụ thể sau đây:

 TIÊU CHUẨN

TIÊU CHÍ 

ĐIỂM

1

 

 

 

 

KHOA HỌC (Tối đa: 6 điểm)

 

 

1

PP nghiên cứu, cải tiến phù hợp với đối tượng.

 

2

Luận cứ, luận chứng đúng, đủ

 

3

Cấu trúc lôgic chặt chẽ.

 

4

Trình bày mạch lạc, đúng văn phong khoa học, không sai sót về khái niệm, câu và văn bản

 

2

 

 

 

 

SÁNG TẠO (Tính khám phá, mới mẻ. Tối đa: 6 điểm)

1

Có đối tượng nghiên cứu mới

 

2

Đánh giá dúng đối tượng, lý giải đúng vấn đề

 

3

Có hướng/phương pháp nghiên cứu mới

 

Tìm được giải pháp, quy trình mới

 

3

HIỆU QUẢ (Tối đa: 4 điểm)

1

Giải pháp mang lại hiệu quả hơn quy trình cũ

 

2

Giải pháp, quy trình làm tiết kiệm hơn cách cũ về kinh phí, nhân lực và thời gian

 

4

KHẢ THI (Tối đa: 4 điểm)

 

Gải pháp, phương pháp có thể áp dụng ở nhiều nơi

 

Tổng cộng 

 

Trong quá trình đánh giá, 25 câu hỏi sau đây luôn luôn phải đặt ra vơi các vấn đề trong văn bản. Trả lời được tất cả các câu hỏi thì văn bản đạt điểm tối đa. Nếu không trả lời được một câu hỏi thì trừ 1 điểm. Nếu trừ 10 diểm/tổng số 20 điểm thì giám khảo loại ngay văn bản, không cần đọc thêm.

  1. Ở lĩnh vực này, cần đạt những gì mới được coi là tốt (chuẩn)? Cấp quản lý nào chỉ đạo như thế? (Nêu những điều cần đạt được trong lĩnh vực này xuất xứ các văn bản chỉ đạo)
  2. Thực trạng khi chưa đổi mới sự việc, hiện tượng diễn ra như thế nào? (Miêu tả cụ thể, dẫn chứng cụ thể ai, ở đâu, bao giờ (ai dạy bằng cách cũ đó, chương trình nào, bài nào, ở lớp nào, khoa nào)…)
  3. Thực trạng so với mức chuẩn thì kém thua bao nhiêu? So với mức trung bình thì kém bao nhiêu? (Trong văn bản cần dẫn lời chê trách của cấp trên, cấp dưới… về thực trạng khi chưa đổi mới (copy các văn bản đánh giá để làm chứng cứ).
  4. Nếu không đổi mới sẽ có tác hại thế nào? (Dự báo nguy cơ nếu không đổi mới thực trạng).
  5. Khi chưa cải tiến những giải pháp nào đã được áp dụng ? (Nêu hạn chế của các giải pháp đã vận dụng khi chưa cải tiến).
  6. Những nguyên nhân nào gây nên yếu kém? (Nêu các nguyên nhân. Nguyên nhân nào là chủ yếu? Phân tích nguyên nhân chủ yếu).
  7. Tác giả dựa vào cơ sở lý luận nào để định hướng trước khi giải quyết vấn đề? (Trích dẫn, phân tích).
  8. Tác giả giả thuyết có thể làm gì và làm cách nào để cải thiện thực trạng, nâng hiệu quả? (Nêu giả thuyết bằng câu xác định: “Nếu” ... “thì”)
  9. Hoạt động giải quyết vấn đề được diễn ra lần lượt thế nào?
  10. Giải pháp mới, phương pháp mới đã được áp dụng lúc nào? Bao nhiêu lần? Trong bao lâu? (Các mẫu thực nghiệm, mẫu đối chứng phải được đính trong bản kinh nghiệm).
  11. Những ai ở tổ và cấp trên đã quan sát, kiểm tra? (Bằng chứng cụ thể: Tường thuật những việc đã làm trong khi thử nghiệm SK (công khai)- “biểu diễn” việc áp dụng SK cho cấp tổ kiểm tra. Giới thiệu về những người quan sát việc áp dụng SK- giúp người đọc thêm tin cậy vì có “nhân chứng” đáng kính đã chứng kiến hoạt động áp dụng SK, kiểm chứng giả thuyết).
  12. Sáng kiến kinh nghiệm tạo lợi ích thiết thực gì? (Mô tả và phân tích kỹ. Để chứng minh tính hiệu quả của sáng kiến, tác giả phải so sánh với cách thức cũ để có bằng chứng cụ thể).
  13. So với khi chưa có sáng kiến thì nay hiệu quả tăng lên thế nào? (Lượng hóa cụ thể).
  14. So sánh với mẫu đối chứng (không dùng SK) thì kết quả hơn bao nhiêu, gấp mấy lần? (Đánh giá của các cấp quản lý và đồng nghiệp trong các văn bản kết luận).
  15. So với yêu cầu (chuẩn) của trên thì kết quả sau khi đổi mới ra sao (gần đạt, đạt hay vượt)? (Hội đồng nào đánh giá?).
  16. Những ai đã khảo sát hiệu quả thực nghiệm cuối cùng của sáng kiến-kinh nghiệm?
  17. Ý kiến đánh giá của họ ra sao? (Giới thiệu những người có kinh nghiệm liên quan đến SK của tác giả- đã ngợi khen về hiệu quả SK).
  18. SKKN này thuộc loại nào? (Là “giải pháp cải tiến kỹ thuật”, “giải pháp hợp lý hoá sản xuất” hay “giải pháp hợp lý hoá nghiệp vụ công tác”?)

 - Cải tiến kỹ thuật.

 - Thiết kế đồ dùng, phương tiện phục vụ giảng dạy.

 - Ứng dụng thành tự khoa học công nghệ.

  1. Quy trình công nghệ (phương pháp) trong SKKN gồm những bước nào? Cách làm cụ thể là gì? Quy trình có hợp lý không?
  2. Tác giả kết luận ý nghĩa của SKKN đối với thực tiễn giảng dạy, với lý luận dạy học như thế nào? Có khách quan không.
  3. Để nâng hiệu quả cao hơn, tác giả có kiến nghị gì, Tác giả đề xuất các ý tưởng nào về hướng nghiên cứu tiếp theo không; Tác giả đề nghị với đồng nghiệp về việc nghiên cứu ý tưởng mới đó thế nào?
  4. Cần tiếp tục nghiên cứu đối tượng nào ở lĩnh vực này? Tác giả có đưa ra kiến nghị về những việc làm khác không?
  5. Tác giả có đề nghị gì với các cấp quản lý về áp dụng và hỗ trợ SKKN (Các cấp quản lý cần tiếp tục bổ sung những tác động gì để nâng hiệu quả cho tác giả, đồng nghiệp (phía áp dụng SKKN)?
  6. Ý nghĩa của SKKN đối với ngành khoa học liên quan, đối với thực tiễn.
  7. Cách trình bày nội dung văn bản có bảo đảm tính khoa học không (logic văn bản, các thật ngữ khoa học, hình thức văn bản có đúng quy định không (bìa, kiểu chữ, cỡ chữ, lề dòng; tài liệu tham khảo, phụ lục...)

 Đặc biêt lưu ý:

 Trong văn bản SKKN, tối kỵ ba điều sai: 1, Sai quan điểm đường lối cña Đảng. 2, Sai kiến thức chuyên môn. 3, Sai quy tắc chính tả, quy tắc ngữ pháp, quy tắc trình bày.

 Tất cả những sai sót thuộc những vấn đề trên, tùy từng loại lỗi, có thể trừ một phần hai đến toàn bộ số điểm của tiêu chí tính khoa học, đồng thời trừ điểm theo tỷ lệ thích đáng ở những tiêu chí liên đới.

 Để tăng cường chất lượng các sản phẩm SKKN, cần đặc biệt lưu ý các tiêu chí đánh giá về tính khoa học và tính khám phá. Chẳng hạn: tính mới mẻ của giải pháp (phương pháp) phải là cái mới đối với ngành trên các qui mô Trường – Phòng GD Quận - Sở - Bộ. Theo đó, những giải pháp (phương pháp) ở đơn vị cơ sở giáo dục đã nhiều người thực hiện thì không được coi là cái mới nữa. Thí dụ các bài viết về đổi mới phương pháp giảng dạy bằng giải pháp:

  1. Áp dụng các yếu tố dạy học tích cực hóa: (PP (Phương pháp) trực quan, PP Thực hành, PP minh họa, PP động não, PP trò chơi, PP Bể cá, PP vấn đáp, PP nghiên cứu tài liệu, PP dạy học nêu vấn đề, PP Thảo luận, PP nhóm nhỏ, PP giảng dạy quy mô hẹp, PP giảng dạy tại cơ sở, PP đào tạo dựa trên kinh nghiệm, PP nghiên cứu tình huống…)
  2. 2. Đổi mới dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. 
  3. 3.  Sử dụng công nghệ thông tin như phương tiện hỗ trợ dạy học. 
  4. ….

Những phương pháp trên, hiện nay đã quá bình thường ở nước ta, và trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội đã thực hiện từ khoảng 10 tới hơn 20 năm nay. Hiên nay ở trường ta không ai không dạy theo những phương pháp và định hướng đó. Không ai không dùng projector và các thiết bị đa phương tiện phục vụ dạy học. Nếu tác giả nào nêu hiện trạng phương pháp dạy học thiếu tính tích cực, nặng về thuyết trình, đọc chép, không sử dụng CNTT… cần có bằng chứng cụ thể (ai dạy, lớp nào, khoa nào, ai chủ nhiệm, thời gan nào). Nếu tác giả không bổ sung được căn cứ thì văn bản bị coi là vi phạm tính khoa học.

Nếu một trong hai tiêu chí mấu chôt là tính khoa học, tính khám phá (tính mới mẻ) không đạt điểm trung bình thì toàn bộ văn bản SKKN bị coi là không đạt yêu cầu. Điều này là rất dễ hiểu, vì tính khoa học, tính khám phá kém thì đương nhiên không thể đem phổ biến, ứng dụng rộng rãi. Và đó càng không thể là sản phẩm có giá trị thực tiễn.

Đó là những điểm cần hết sức chú ý để mỗi bản sáng kiến được đánh giá cao đều xứng đáng được tôn vinh.

Các khoa phòng và các tác giả có thể tham khảo thêm bài viết của chúng tôi: “Bài 28. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, hướng dẫn viết và trình bày sáng kiến, kinh nghiệm giáo dục“ trong bộ Giáo trình Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS, tập IV, Nxb Hà Nôi 2005 tr58-78, và “Bài 10. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm” trong bộ Giáo trình Bồi dưỡng Tổ trưởng chuyên môn trường Trung học phổ thông Nxb Hà Nôi 2007 tr279-333.

>>>Tải mẫu 02 tại đây.

2.3. Mẫu số 03

  HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 


                                     ..., ngày ... tháng ... năm ...  

 

                                        PHIẾU ĐÁNH GIÁ

                     GIẢI PHÁP CÔNG NHẬN LÀ SÁNG KIẾN ........

Tên giải pháp:…………………………………………………………………........................…………

Thuộc lĩnh vực:…………………………………………………………………………………....................

Tác giả sáng kiến:………………………………………………………………………………..................

Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………...................

TT

Tiêu chí đánh giá

Thang điểm chấm

Điểm chấm của thành viên

hội đồng

1

Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp (chỉ chấm 01 trong 5 nội dung)

30

 

1.1

Giải pháp hoàn toàn mới chưa bị bộc lộ công khai trong các phương tiện thông tin tại Việt Nam

27-30

 

1.2

Có cải tiến so với các giải pháp đã có với mức độ khá

21 - 26

 

1.3

Có cải tiến so với các giải pháp đã có với mức độ trung bình

16 – 20

 

1.4

Có cải tiến so với các giải pháp đã có với mức độ ít

1 - 15

 

1.5

Không có tính mới, tính sáng tạo hoặc sao chép từ các giải pháp đã có

0

 

Nhận xét:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2

Khả năng áp dụng của giải pháp (chỉ chấm 01 trong  05 nội dung)

30

 

2.1

Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh

27-30

 

2.2

Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh

21 - 26

 

2.3

Có khả năng áp dụng trong đơn vị

16 – 20

 

2.4

Khả năng áp dụng ít trong đơn vị

1 - 15

 

2.5

Không có khả năng áp dụng

0

 

Nhận xét:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

3

Hiệu quả của giải pháp

  40

 

3.1

Hiệu quả kinh tế (chỉ chấm 01 trong 05 nội dung)

20

 

3.1.1

Có hiệu quả cao

17 – 20

 

3.1.2

Có hiệu quả mức độ khá

13 -16

 

3.1.3

Có hiệu quả mức độ trung bình

8-12

 

3.1.4

Có hiệu quả ít

1-7

 

3.1.5

Không có hiệu quả

0

 

3.2

Hiệu quả xã hội (chỉ chấm 01 trong 05 nội dung)

20

 

3.2.1

Có hiệu quả cao

17 – 20

 

3.2.2

Có hiệu quả mức độ khá

13 -16

 

3.2.3

Có hiệu quả mức độ trung bình

8-12

 

3.2.4

Có hiệu quả ít

1-7

 

3.2.5

Không có hiệu quả

0

 

Nhận xét:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Ý kiến đánh giá tổng hợp                                                              

       100 điểm

 

         

Nhận xét, kiến nghị chung:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………...

* Giải pháp chỉ được công nhận là sáng kiến khi đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. Có tổng số điểm của các tiêu chí đánh giá từ 70 điểm trở lên và không có tiêu chí nào đánh giá mức 0 điểm.
  2. Tính mới, tính sáng tạo: Từ 15 điểm trở lên.
  3. Tính hiệu quả: Từ 20 điểm trở lên.

 

                                                                                                THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

                                                                                                     (Ký và ghi rõ họ tên)

>>>Tải mẫu số 03 tại đây.

3. Hướng dẫn chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm: 

Bước 1: Xác định các tiêu chí hoặc tiêu chuẩn chấm điểm:

Xác định các tiêu chí hoặc tiêu chuẩn mà sáng kiến kinh nghiệm sẽ được đánh giá. Các tiêu chí này nên phản ánh các yếu tố quan trọng của sáng kiến kinh nghiệm, ví dụ như tính độc đáo, khả thi, hiệu quả, tính bền vững, khả năng triển khai, và tầm ảnh hưởng của sáng kiến.

Bước 2: Xác định thang điểm:

Xác định thang điểm hoặc bảng đánh giá để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng của sáng kiến kinh nghiệm. Thang điểm có thể là từ 1 đến 10, A, B, C, hoặc các mức đánh giá khác tùy thuộc vào quy định của tổ chức hoặc dự án.

Bước 3: Đánh giá theo các tiêu chí hoặc tiêu chuẩn:

Đánh giá sáng kiến kinh nghiệm dựa trên các tiêu chí hoặc tiêu chuẩn đã xác định. Có thể sử dụng câu hỏi định hướng hoặc các đánh giá cụ thể để đưa ra điểm số cho mỗi tiêu chí.

Bước 4: Tổng hợp điểm số:

Tổng hợp điểm số của từng tiêu chí để đạt được điểm tổng thể cho sáng kiến kinh nghiệm. Có thể sử dụng công thức hoặc phương pháp tính điểm tổng hợp đã được quy định trước để tính điểm số cuối cùng.

Bước 5: Xác định mức đánh giá:

Dựa trên thang điểm đã xác định, xác định mức đánh giá của sáng kiến kinh nghiệm dựa trên điểm số đạt được. Có thể sử dụng các mức đánh giá đã được quy định sẵn.

4. Một số lưu ý khi sử dụng Mẫu phiếu nhận xét chấm sáng kiến kinh nghiệm

4.1. Lựa chọn mẫu phiếu phù hợp:

Căn cứ vào lĩnh vực: Mỗi lĩnh vực có thể có những tiêu chí đánh giá riêng, do đó cần lựa chọn mẫu phiếu phù hợp với lĩnh vực của sáng kiến kinh nghiệm.

  • Căn cứ vào mục đích đánh giá: Nếu mục đích đánh giá là để lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm xuất sắc để khen thưởng thì cần sử dụng mẫu phiếu chi tiết hơn so với mục đích đánh giá để tham khảo.

4.2. Điền thông tin đầy đủ và chính xác:

  • Thông tin chung: Tên sáng kiến kinh nghiệm, tác giả, đơn vị công tác, lĩnh vực áp dụng.
  • Tiêu chí đánh giá: Cần đánh giá đầy đủ các tiêu chí theo thang điểm quy định.
  • Nhận xét, góp ý: Nên ghi nhận xét, góp ý cụ thể, rõ ràng để giúp tác giả hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm.

4.3. Đảm bảo tính khách quan và công bằng:

  • Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và thang điểm quy định.
  • Tránh đánh giá dựa trên cảm tính hoặc quan điểm cá nhân.

4.4. Một số lưu ý khác:

  • Nên sử dụng phiếu đánh giá có sẵn của cơ quan, tổ chức.
  • Phiếu đánh giá cần được xây dựng khoa học, rõ ràng, dễ hiểu.
  • Người đánh giá cần có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan.

Trên đây là những thông tin cần thiết về Mẫu phiếu nhận xét chấm sáng kiến kinh nghiệm mới nhất mà ACC dành cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc điều gì về mẫu trên, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900.3330 để được hỗ trợ trực tiếp. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo