Phân biệt Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 (Chi tiết nhất)

Có tổng cộng hai loại Phiếu Lý lịch tư pháp được sử dụng, đó là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu Lý lịch tư pháp số 2, mỗi loại đều phục vụ cho những mục đích cụ thể và cung cấp thông tin khác nhau. Điều quan trọng là bất kỳ ai đều cần xác định rõ loại phiếu mà họ muốn xin cấp khi tiến hành thủ tục Lý lịch tư pháp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về quy định của pháp luật liên quan đến cả hai loại phiếu lý lịch tư pháp và giúp phân biệt giữa Lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

Phân biệt Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Phân biệt Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

1. Quy định của pháp luật về các loại Phiếu lý lịch tư pháp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, hiện có 02 loại Phiếu Lý lịch tư pháp được các cơ quan tư pháp cấp. Cụ thể:

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này. Đối tượng nhận Phiếu này bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này (cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử) và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết thông tin về lý lịch tư pháp của mình.

Dưới đây là mẫu mới nhất cho cả lý lịch tư pháp số 1 và lý lịch tư pháp số 2.

2. Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau ở 4 nội dung dưới đây:

  • Đối tượng xin cấp
  • Mục đích sử dụng
  • Nội dung thể hiện trên phiếu, và
  • Ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục.

Khoản mục

Lý lịch tư pháp số 1

Lý lịch tư pháp số 2

Đối tượng

Theo quy định của Luật lý lịch tư pháp, đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm:

  • Công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
  • Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam;
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Đối tượng được xin làm lý lịch tư pháp số 2 bao gồm:

  • Cơ quan tiến hành tố tụng; và
  • Cá nhân.

Mục đích

Mục đích cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 là để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, để bổ sung hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Về vấn đề hiếu lý lịch tư pháp số 2 để làm gì, thì theo quy định của pháp luật, Lý lịch tư pháp số 2 được cấp để:

  • Phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
  • Để cá nhân yêu cầu làm lý lịch tư pháp số 2 biết nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Nội dung

Theo quy định tại Điều 42 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, Lý lịch tư pháp số 1 có các nội dung sau:

  • Thông tin về người được cấp;
  • Thông tin về tình trạng án tích. Trong phần này,  Lý lịch tư pháp số 1 sẽ ghi rõ ràng như sau:
    • Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
    • Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
    • Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
  • Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin không bắt buộc, được ghi theo yêu cầu của người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp. Tức là đây là thông tin không bắt buộc trên Phiếu Lý lịch tư pháp số 1.

Theo quy định tại Điều 43 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, Lý lịch tư pháp số 2 ghi các nội dung sau:

  • Thông tin về người được cấp;
  • Thông tin về tình trạng án tích, trong phần này, Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi rõ:
    • Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
    • Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
  • Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là thông tin bắt buộc và người yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp số 2 không có quyền chọn có ghi thông tin này hay không.  

Ủy quyền

Cá nhân muốn được cấp Lý lịch tư pháp số 1 có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục giúp mình tại cơ quan tư pháp.

Trong trường hợp này, phải có văn bản ủy quyền có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người yêu cầu là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải trực tiếp thực hiện thủ tục không được ủy quyền cho người khác.

3. Kinh nghiệm làm Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

  • Xác định Loại Phiếu Lý lịch tư pháp:
    Dựa vào mục đích sử dụng Lý lịch tư pháp (đi làm, định cư nước ngoài...), bạn cần xác định loại phiếu lý lịch tư pháp là số 1 hoặc số 2. Trước khi thực hiện thủ tục xin cấp phiếu, quan trọng nhất là xác nhận loại phiếu lý lịch tư pháp mà cơ quan hoặc tổ chức yêu cầu.
  • Thời Hạn Sử Dụng Phiếu Lý lịch tư pháp:
    Mặc dù mẫu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 của Anpha không chỉ định thời hạn sử dụng, tuy nhiên, phổ biến, hầu hết cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đều yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong khoảng thời gian 6 tháng. Điều này cần được lưu ý để tránh tình trạng phiếu đã hết hạn khi nộp cho cơ quan yêu cầu.

4. Mọi người cùng hỏi

Đi nước ngoài làm lý lịch tư pháp số mấy?

Đối với những người có kế hoạch đi ra nước ngoài, việc xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là cần thiết để tiện lợi trong quá trình chuẩn bị giấy tờ và thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất cảnh.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 có điểm khác biệt chủ yếu ở đâu?

Điểm khác biệt chủ yếu giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 nằm ở nội dung ghi trong phiếu, với số 1 chỉ ghi án tích chưa xóa và số 2 ghi đầy đủ tất cả án tích.

Thời hạn sử dụng bình thường của Phiếu lý lịch tư pháp là bao lâu?

Mặc dù trên phiếu không ghi rõ thời hạn sử dụng, tuy nhiên, hầu hết cơ quan nhà nước và doanh nghiệp yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong vòng 6 tháng.

Qua việc so sánh, có thể nhận thấy điểm khác biệt cơ bản giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 chủ yếu nằm ở nội dung ghi trong hai loại phiếu này do Công ty Luật ACC cung cấp. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ ghi lại các án tích chưa được xóa, trong khi đó, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì ghi đầy đủ tất cả các án tích mà không phân biệt xem chúng đã được xóa hay chưa.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (569 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo