Phí công chứng tiếng anh là gì? - Luật ACC

Công chứng, chứng thực là thủ tục được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan công chứng, chứng thực có thể là văn phòng công chứng tư nhân hoặc các cơ quan công chứng nhà nước. Khi đến thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực người yêu cầu thủ tục sẽ phải nộp các khoản chi phí theo quy định. Để biết thêm thông tin về phí công chứng ACC mời bạn tham khảo bài viết Phí công chứng tiếng anh là gì? - Luật ACC

1. Phí công chứng là gì? 

Theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng thì phí công chứng là khoản phí người yêu cầu công chứng phải nộp khi làm thủ tục công chứng, bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định tại thông tư 91/TTLT/BTP-BTC.

Theo quy định tại Điều 66 Luật công chứng, phí công chứng bao gồm: Phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

Xem thêm Văn phòng công chứng là gì?

2. Phí công chứng tiếng anh là gì?

Phí công chứng tiếng anh có nghĩa là notarization fee

Định nghĩa phí công chứng bằng tiếng anh như sau:

  • According to the provisions of Article 56 of the Law on Notary, notarization fee is the fee that a notary requester must pay when carrying out notarization procedures, including notarization fee for contract, transaction, fee for keeping will, fee for issuance of copies. notarized copy of documents. The rate, mode of collection, payment, use and management of notarization fees comply with the provisions of Circular 91/TTLT/BTP-BTC.
  • According to the provisions of Article 66 of the Law on Notarization, notarization fees include: fee for notarizing contracts, transactions, translations, fees for keeping wills, fees for issuing notarized copies of documents. Persons requesting notarization of contracts, transactions, translations, keeping of wills, and issuance of copies of notarized documents must pay notarization fees.

Xem thêm Dịch thuật công chứng tiếng anh là gì?

3. Mức thu phí công chứng

Hiện nay, Mức thu và cách tính phí công chứng được áp dụng chung trên cả nước theo Thông tư 257/2016/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 111/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung tại Thông tư 111/2017/TT-BTC mức thu phí công chứng được xác định như sau:

- Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Thứ nhất, đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch thì được tính dựa trên bảng như sau:

TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Thứ hai, đối với việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản thì được tính dựa trên bảng như sau:

TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 40 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 80 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp)

 

Thứ ba, đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (tính trên giá trị tài sản) được tính dựa trên bảng như sau:

 

TT Giá trị tài sản Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 5 tỷ đồng 90 nghìn
2 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 270 nghìn
3 Trên 20 tỷ đồng
  1. nghìn

- Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

TT Loại việc Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp 40 nghìn
2 Công chứng hợp đồng bảo lãnh 100 nghìn
3 Công chứng hợp đồng ủy quyền 50 nghìn
4 Công chứng giấy ủy quyền 20 nghìn
5 Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch 40 nghìn
6 Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 25 nghìn
7 Công chứng di chúc 50 nghìn
8 Công chứng văn bản từ chối nhận di sản 20 nghìn
9 Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác 40 nghìn

- Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp

- Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản

- Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất. Bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

4. Câu hỏi thường gặp

Luật Công chứng hiện hành?

Luật Công chứng 2014 (đã hết hiệu lực 1 phần)

Phí công chứng bao gồm gì?

Phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

Phí công chứng và thù lao công chứng giống hay khác?

Khác nhau. Thù lao công chứng là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả cho tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Công chứng, gồm những việc sau : Soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp.  Thực hiện công chứng ngoài trụ sở theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng. Thực hiện xác minh, giám định theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng. Các việc khác liên quan đến việc công chứng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Phí công chứng tiếng anh là gì? - Luật ACC. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo