Quy định xử phạt về chậm đăng ký địa điểm kinh doanh [2024]

Việc thành lập địa điểm kinh doanh là một trong những phương án được doanh nghiệp nghĩ đến khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh về quy mô về phạm vi và quy mô về số lượng. Tuy nhiên vì một số lý do chủ quan hoặc khách quan như sự thiếu hiểu biết về pháp luật, một số doanh nghiệp đã chậm đăng ký địa điểm kinh doanh và băn khoăn về việc có bị phạt chậm đăng ký địa điểm kinh doanh không? hay mức phạt chậm đăng ký địa điểm kinh doanh là bao nhiêu? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi đến Quý khách hàng các quy định về việc phạt chậm đăng ký địa điểm kinh doanh.

Quy Dinh Xu Phat Ve Cham Dang Ky Dia Diem Kinh Doanh
Quy định xử phạt về chậm đăng ký địa điểm kinh doanh [2023]

1.Khái niệm địa điểm kinh doanh 

Căn cứ Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

2.Ưu, nhược điểm của địa điểm kinh doanh

Căn cứ vào các quy định pháp luật và kinh nghiệm tư vấn về thủ tục đăng ký kinh doanh của mình, Công ty Luật ACC xin đưa ra bảng so sánh các đặc điểm giữa địa điểm kinh doanh và 2 hình thức tương tự là chinh nhánh và văn phòng đại diện để từ đó rút ra ưu điểm và nhược điểm của địa điểm kinh doanh.

Đặc điểm

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Địa điểm kinh doanh

Khái niệm

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Nhiệm vụ

thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

kinh doanh ngoài trụ sở chính.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh

được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký.

không có chức năng kinh doanh.

được đăng ký 1 số ngành nghề công ty đăng ký.

Con dấu

có con dấu riêng.

có con dấu riêng.

không có con dấu riêng.

Giấy phép hoạt động

có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

Mã số thuế

có mã số thuế riêng.

có mã số thuế riêng.

không có mã số thuế riêng.

Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

Hoạt động kinh doanh

được phép kinh doanh, cụ thể: được phép ký hợp đồng kinh tế; được phép sử dụng và xuất hóa đơn.

không được phép kinh doanh.

được phép kinh doanh nhưng không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế, không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

Thủ tục đăng ký thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh

phức tạp.

phức tạp.

đơn giản.

Từ bảng so sánh 3 hình thức mở rộng hoạt động của doanh nghiệp trên ta có thể nêu ra một số ưu điểm, nhược điểm của địa điểm kinh doanh như sau:

- Ưu điểm của địa điểm kinh doanh:

+ Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì có thể làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh nhanh chóng, gọn nhẹ.

+ Nếu như chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không cần khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh, điều này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

- Nhược điểm của địa điểm kinh doanh:

+ Không chủ động trong các hoạt động của mình như ký hợp đồng, kê khai thuế,...

Và nếu doanh nghiệp muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên về một lĩnh vực, muốn thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng, doanh nghiệp nên chọn thành lập địa điểm kinh doanh.

3.Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

3.1. Các trường hợp phải đăng ký địa điểm kinh doanh

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp cụ thể là Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tất cả các trường hợp địa điểm kinh doanh mới được doanh nghiệp thành lập đều phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.2. Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

- Tên địa điểm kinh doanh:

Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. 

Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.

- Mã số địa điểm kinh doanh:

Theo Khoản 6 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

- Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh chỉ có thể đăng ký 1 hoặc một số ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký.

3.3. Trình tự thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh như sau:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Có hai cách để gửi thông báo, cụ thể như sau:

Cách 1: Nộp thông báo trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.

Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng.

Thông báo lập địa điểm kinh doanh được quy định chi tiết tại Phụ lục II-7 ban hành kèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT với các nội dung chính như sau:

- Tên doanh nghiệp

- Mã số doanh nghiệp;

- Tên địa điểm kinh doanh:

- Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng cần ghi chi tiết từ Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn; Xã/Phường/Thị trấn; Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh; Tỉnh/Thành phố;

- Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;

- Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh, hoặc chi nhánh chủ quản trong trường hợp đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh;

- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

4.Xử phạt chậm đăng ký địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng như Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp không thông báo địa điểm kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp được coi là chậm đăng ký địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay, pháp luật về doanh nghiệp hiện hành chưa có quy định về phạt chậm đăng ký địa điểm kinh doanh, mà chỉ có quy định về phạt không đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh. Và trong trường hợp chậm đăng ký địa điểm kinh doanh, có thể bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm tại Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Buộc thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

5.Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh của Công ty Luật ACC có lợi ích gì?

- Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu về các thủ tục liên quan đăng ký kinh doanh.

- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh các chi phí khác.

- Quý khách hàng không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ).

- Quý khách hàng chỉ cần cung cấp hồ sơ đơn giản, phần còn lại Công ty Luật ACC thay mặt quý khách soạn thảo.

- Luôn hướng dẫn Quý khách hàng tuân thủ quy định của pháp luật với chi phí hợp lý, tiết kiệm.

6. Những câu hỏi thường gặp

Biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm 

Nghĩa vụ của doanh nghiệp là gì?

Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ở đâu?

- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

- Qua dịch vụ bưu chính;

- Qua mạng thông tin điện tử.

Giải quyết hồ sơ trong bao lâu? 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;

7.Các dịch vụ tư vấn về đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh của Công ty Luật ACC

Khi có mong muốn thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp có thể liên hệ với Công ty Luật ACC để được tư vấn và sử dụng dịch vụ, cụ thể như:

- Tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh;

- Hướng dẫn hoặc hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật;

- Nhận ủy quyền và thay mặt khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Công ty Luật ACC về việc “Xử phạt chậm đăng ký địa điểm kinh doanh năm 2021”. Nếu trên thực tế, Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giúp đỡ một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (733 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo