Phân tích các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện hành

Luật quốc tế là gì? Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện hành? Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, quý bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin nhé. 

nguyen-tac-co-ban-luat-quoc-tenguyên tắc cơ bản luật quốc tế

1. Luật quốc tế là gì? 

Luật quốc tế là hê thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyên và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.

luat-quoc-teCác nguyên tắc cơ bản luật quốc tế

2. Chủ thể của luật quốc tế

Phù hợp với tính chất của hệ thống các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, về lý luận cũng như về pháp lý, quốc gia và những thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia (liên chính phủ) hay các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế nhưng trong số những thực thể này, quốc gia là chủ thể phổ biến của quan hệ pháp luật quốc tế cũng như luật quốc tế.

Các quan hệ pháp luật quốc tế của quốc gia đều nhằm hưởng đến và vì lợi ích quốc gia. Do đó, về cơ bản, lợi ích quốc gia, dân tộc là nền tảng mà dựa trên cơ sở đó, các quốc gia có thể đạt được các thoả thuận khi thiết lập hoặc tham gia một quan hệ pháp luật quốc tế nhất định. 

3. Nguyên tắc của luật quốc tế

nguyen-tac-co-ban-cua-luat-quoc-teNguyên tắc của luật quốc tế 

3.1. Nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

Chủ quyền là thuộc tính chính trị – pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền lực độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ, mỗi quốc gia có quyền tối thượng về lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đồng thời quốc gia được tư do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực trong phạm vi lãnh thổ. 

Nội dung của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được thể hiện như sau:

- Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết là tôn trọng quyền lực tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Tôn trọng chủ quyền các quốc gia khác là nghĩa vụ bắt buộc, vô điều kiện.

- Tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng có nghĩa là tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế xã hội. Các quốc gia khác không có quyền phản đối hay bác bỏ sự lựa chọn đó. Việc gây sức ép hay can thiệp nhằm bắt các quốc gia từ bỏ chế độ chính trị, kinh tế xã hội mà quốc gia đó đã lựa chon là việc làm phi pháp.

- Tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng có nghĩa là tôn trọng sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, được ghi nhận và khẳng định trong hiến chương liên hợp quốc.

- Mỗi quốc gia có các quyền chủ quyền bình đẳng sau:

  •  Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa
  • Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình
  • Được tham gia tổ chức quốc tê, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang nhau
  • Được ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế liên quan
  • Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác
  • Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc gia khác

3.2. Nguyên tắc dân tộc tự quyết

Quyền dân tộc tự quyết được hiểu là việc một dân tộc hoàn toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước. Khoản 2 điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận “phát triển quán hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”.

Nội dung chính của Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc:

Thứ nhất, được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia lien bang ( hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện;

Thứ hai, tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội;

Thứ ba, tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài

3.3. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc : “ Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực để vi phạm biên giới quốc gia của các nước khác hoặc dùng nó làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề có liên quan đến biên giới các nước”.

Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực được khái quát hóa trong tuyên bố 1970 ở những nội dung sau:

  • Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác;
  • Cấm cho quân vượt qua biên giới quốc tế, trong đó có tuyến hòa giải;
  • Cấm các hành vi đe dọa trấn áp bằng vũ lực;
  • Không cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược chống nước thứ ba;
  • Không tổ chức, khuyến khích , xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố các quốc gia khác;
  • Không tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác;
  • Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược.

3.4. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Nguyên tắc “giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế” được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm 1970, trong đó chỉ rõ “mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và công bằng”.

Tuyên bố năm 1970 quy định các nghĩa vụcủa các quốc gia trong nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, cụ thể như sau:

Thứ nhất,nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình theo cách thức không gây nguy hiểm cho hòa bình, an ninh và công lý quốc tế;

Thứ hai, nghĩa vụ tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng thông qua đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, biện pháp tư pháp, sử dụng các tổ chức hay dàn xếp quốc tế hoặc các biện pháp hòa bình khác theo sự lựa chọn của các bên, phù hợp với hoàn cảnh và bản chất của tranh chấp;

Thứ ba, nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng những biện pháp hòa bình mà các bên chấp nhận trong trường hợp chưa thể giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp hòa bình nêu trên;

Thứ tư, nghĩa vụ hạn chế có hành động có thể làm xấu đi tình hình, gây nguy hiểm cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải hành động theo cách thức phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.

3.5. Nguyên tắc tuân thủ những cam kết quốc tế

– Cam kết quốc tế được hiểu là tất cả các thỏa thuận về mặt ý chí của các quốc gia được ghi nhận trong điều ước và tập quán quốc tế

– Các chủ thể của Luật Quốc Tế  phải có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế phù hợp với Luật Quốc Tế một cách tận tâm, có thiện chí và đầy đủ.

– Không được vi phạm các cam kết quốc tế với lý do vì nó trái với luật pháp của quốc gia mình.

Trên đây là một vài thông tin về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo