Phần mềm kế toán hộ kinh doanh theo Thông tư 88/2021/TT-BTC

Từ ngày 01/01/2022, Thông tư 88/2021/TT-BTC hướng dẫn việc lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hiệu lực, bắt buộc các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải hoàn thiện hồ sơ sổ sách kế toán. Nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ chỉ thực hiện các hoạt động kinh doanh đơn giản để trang bị một Phần mềm kế toán hộ kinh doanh theo Thông tư 88 cho hộ kinh doanh mình là một khoản chi phí khá lớn cần phải cân nhắc. Vậy Phần mềm kế toán hộ kinh doanh theo Thông tư 88 như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Top Các Phần Mềm Kế Toán Miễn Phí 2022
Phần mềm kế toán hộ kinh doanh theo Thông tư 88/2021/TT-BTC

1. Phần mềm kế toán hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản thì phần mềm kế toán dành cho hộ kinh doanh cá thể là ứng dụng công nghệ có tích hợp các nghiệp vụ kế toán đáp ứng riêng nhu cầu của hộ cá nhân kinh doanh.

Theo thông tư 88/2021/TT-BTC, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ phải thực hiện các nghiệp vụ mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ chứng từ kế toán.

Các thủ tục kế toán đối với các hộ kinh doanh – mô hình kinh doanh phổ biến tại nước ta không chỉ quan trọng mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật. Do đó, phần mềm kế toán sẽ hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ kế toán, tính và kê khai thuế dễ dàng hơn.

Do đó, các hộ kinh doanh cần nắm rõ các quy định mới và bắt đầu tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sao cho phù hợp với quy mô và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Một trong các bước quan trọng là xác định nhu cầu và tìm kiếm phần mềm kế toán hộ kinh doanh cá thể để triển khai sử dụng hỗ trợ công tác tài chính-kế toán của đơn vị.

2. Những lợi ích của phần mềm này với hộ kinh doanh cá thể?

2.1 Tại sao hộ kinh doanh nên dùng phần mềm kế toán

Trước hết, hãy nhìn vào quy định của Thông tư 88/2021/TT-BTC đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp kê khai:

  • Mở sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của thông tư.
  • Lưu trữ chứng từ mua bán để đối chiếu cho hồ sơ kê khai và nộp thuế.
  • Chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử có mã số thuế của cơ quan thuế.
  • Nộp hồ sơ khai thuế.
  • Nộp Báo cáo thuế định kỳ hoặc từng lần.
  • Nộp thuế theo hồ sơ khai thuế đã nộp.
  • Nộp các thông báo liên quan đến thay đổi địa điểm, ngành nghề và mức doanh thu khoán đối với hoạt động kinh doanh của hộ và cá nhân kinh doanh.

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ phải thực hiện ghi sổ kế toán và cung cấp đầy đủ các chứng từ theo quy định. Thêm vào đó, thông tư 88/2021/TT-BTC có ban hành kèm các mẫu chứng từ kế toán riêng đối với hộ kinh doanh cá thể.

2.2 Tại sao nên dùng phần mềm kế toán dành riêng cho hộ kinh doanh

Trên thị trường hiện nay có đa dạng các phần mềm kế toán nên chắc hẳn có nhiều người thắc mắc vì sao phải chọn riêng phần mềm kế toán dành cho hộ kinh doanh cá thể.

Về cơ bản, mô hình kinh doanh hộ cá thể và mô hình kinh doanh doanh nghiệp có nhiều khác biệt. Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sẽ nhiều phức tạp, có nhiều phần hành nghiệp vụ dành riêng cho các tổ chức có quy mô lớn mà hộ kinh doanh cá thể không cần đến. Do đó, phần mềm kế toán thiết kế riêng cho hộ kinh doanh để sử dụng dễ dàng hơn, tránh việc phần mềm có những tính năng không cần thiết.

Ngoài ra, chế độ kế toán của hộ kinh doanh, các mẫu chứng từ, sổ sách cũng được quy định riêng tại thông tư 88/2021/TT-BTC. Vì vậy, cần một phần mềm kế toán dành riêng cho hộ kinh doanh đáp ứng các quy định đặc thù này.

3. Danh mục sổ sách kế toán hộ kinh doanh

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 của Thông tư 88/2021/TT-BTC, Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các mẫu sổ kế toán theo danh mục sau đây:

STT TÊN SỔ KẾ TOÁN KÝ HIỆU
1 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ Mẫu số S1- HKD
2 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mẫu số S2-HKD
3 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh Mẫu số S3-HKD
4 Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN Mẫu số S4-HKD
5 Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động Mẫu số S5-HKD
6 Sổ quỹ tiền mặt Mẫu số S6-HKD
7 Sổ tiền gửi ngân hàng Mẫu số S7-HKD

Như vậy, theo quy định của thông tư 88, hệ thống sổ sách kế toán của hộ kinh doanh sẽ có 7 danh mục. Các hộ kinh doanh lưu ý thực hiện đầy đủ các biểu mẫu theo quy định.

4. Danh mục chứng từ kế toán hộ kinh doanh

Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 của Thông tư 88/2021/TT-BTC, Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:

STT Tên chứng từ Ký hiệu
I Các chứng từ quy định tại Thông tư này  
1 Phiếu thu Mẫu số 01-TT
2 Phiếu chi Mẫu số 02-TT
3 Phiếu nhập kho Mẫu số 03-VT
4 Phiếu xuất kho Mẫu số 04-VT
5 Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động Mẫu số 05-LĐTL
II Các chứng từ quy định theo pháp luật khác  
1 Hóa đơn  
2 Giấy nộp tiền vào NSNN  
3 Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng  
4 Ủy nhiệm chi  

Mục đích sử dụng, biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư 88.

Bên cạnh đó, quý khách hàng có nhu cầu có thể sử dụng PHẦN MỀM KẾ TOÁN ACC vừa cho ra mắt, với các tính năng vượt trội, nổi bật, sẽ giúp cho quý khách hàng dễ dàng hơn trong việc hệ thống các báo cáo tài chính cũng như các nghiệp vụ kế toán một cách tiện lợi, nhanh chóng và đơn giản nhất.

Trên đây là Phần mềm kế toán hộ kinh doanh theo Thông tư 88/2021/TT-BTC mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo