Hiện nay nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. ACC xin được giới thiệu chủ đề Phần mềm kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cập nhật 2023.
Kế toán – quản lý tài chính là một trong những hoạt động rất quan trọng, mang tính quyết định đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Trên thực tế, có không ít doanh nghiệp phải lâm vào cảnh giải thể, phá sản do sai sót trong hoạt động kế toán; thậm chí còn phải đối mặt với các rắc rối pháp lý. Do vậy, để đảm bảo cho việc quản lý kế toán, cũng như quản lý doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng phần mềm kế toán. Sau đây, ACC sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn qua bài viết Phần mềm kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cập nhật 2023.
1. Phần mềm kế toán là gì?
Phần mềm kế toán được hiểu là ứng dụng hệ thống thông tin quan trọng để doanh nghiệp hiểu rõ tình hình cả trong và ngoài của họ, đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh sản xuất và điều hành doanh nghiệp.
2. Tại sao doanh nghiệp siêu nhỏ nên sử dụng phần mềm kế toán?
- Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, khó khăn lớn nhất chắc chắn chính là kinh phí vận hành và nhân lực. Hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp đều do chủ doanh nghiệp trực tiếp quản lý, trong đó có hoạt động kế toán. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ đạt kết quả tốt nhất, nếu chủ doanh nghiệp là người có kiến thức tốt về kế toán; ngược lại thì lợi bất cập hại, thậm chí là khiến doanh nghiệp trở nên bế tắc. Do vậy, để hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động kế toán, phần lớn các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ sử dụng phần mềm kế toán.
- Việc sử dụng một phần mềm quản lý tài chính – kế toán chuyên nghiệp, sẽ giúp các giám đốc, chủ doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra và đối soát được các khoản thu – chi của công ty. Trên thực tế, kế toán viên khi thực hiện ghi sổ sách kế toán, chứng từ rất dễ nhầm lẫn số liệu dẫn tới sai lệch con số ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như quản lý tài chính doanh nghiệp, thậm chí là các rắc rối pháp lý. Do vậy, việc sử dụng phần mềm kế toán để quản lý là không thể thiếu.
- Đối với những doanh nghiệp siêu nhỏ lựa chọn thuê dịch vụ kế toán bên ngoài thì tất cả chứng từ, sổ sách kế toán đều phải trao cho bên dịch vụ kế toán để thực hiện. Đây là một nhược điểm rất lớn đối với hình thức kế toán này. Vì là dịch vụ kế toán từ bên ngoài, nên phía doanh nghiệp sẽ khó kiểm soát sự minh bạch của chứng từ cũng như số liệu kế toán mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào bên dịch vụ. Để khắc phục được nhược điểm này, các doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng phần mềm kế toán giống với bên dịch vụ kế toán để có thể đọc được số liệu khi cần.
- Một lợi ích khác từ việc sử dụng phần mềm kế toán chính là giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát dữ liệu và dòng tiền lại càng phải chặt chẽ hơn. Bởi lẽ với các công ty có quy mô nhỏ thì từng khoản tiền trong thu – chi đều rất quý giá và quan trọng. Đặc biệt, nếu việc quản lý không chặt chẽ thì rất có thể doanh nghiệp sẽ phải vướng phải các vấn đề liên quan tới pháp lý khi nộp báo cáo tài chính.
3. Chức năng của phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Một phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có các chức năng và tiện ích cơ bản sau:
Quản lý tài chính
Thứ nhất, kế toán vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay)
- Theo dõi thu, chi tiền mặt tức thời tại quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tại các ngân hàng theo nhiều loại tiền tệ VNĐ, USD, EUR, JPY,...
- Lập và in phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi từ máy tính;
- Tự động tính và hạch toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;
- Thanh toán chi tiết cho các hóa đơn mua hàng, thu tiền hàng, đối trừ công nợ.
Thứ hai, kế toán công nợ phải thu
- Nhận số liệu phát sinh công nợ phải thu từ phân hệ quản lý bán hàng;
- Quản lý công nợ phải thu chi tiết theo từng khách hàng, nhóm khách hàng, từng hóa đơn, thương vụ, hợp đồng, theo cán bộ kinh doanh quản lý;
- Quản lý công nợ phải thu theo hạn thanh toán, quy định và quản lý công nợ theo hạn mức về giá trị và thời gian nợ.
Thứ ba, kế toán công nợ phải trả
- Nhận số liệu phát sinh công nợ phải trả từ phân hệ quản lý mua hàng;
- Quản lý công nợ phải trả chi tiết theo từng nhà cung cấp, từng hóa đơn, thương vụ, hợp đồng;
- Quản lý công nợ phải trả theo hạn thanh toán, ...
Thứ tư, kế toán tổng hợp
- Liên kết số liệu từ tất cả các phân hệ kế toán chi tiết: Vốn bằng tiền, công nợ phải thu, công nợ phải trả, chi phí giá thành, tài sản cố định, bán hàng, mua hàng, tồn kho.
- Tập hợp các dữ liệu để lên các báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo thuế;
- Ngoài các dữ liệu nhận từ các phân hệ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp còn tạo ra các bút toán phân bổ, kết chuyển, điều chỉnh tự động, bút toán khóa sổ để lên các sổ sách, báo cáo theo chế độ kế toán.
Thứ năm, báo cáo thuế
- Tính và theo dõi các khoản thuế và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Thứ sáu, báo cáo tài chính
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Lãi/lỗ;
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Kế toán chi phí và tính giá thành
- Tập hợp, theo dõi chi phí sản xuất cho từng sản phẩm, công trình hoặc nhóm sản phẩm, nhóm công trình, ... theo từng giai đoạn;
- Khai báo giá thành kế hoạch, giá thành định mức, so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, giá thành định mức;
- Tự động phân bổ, kết chuyển chi phí;
- Tính giá thành.
Quản lý mua hàng
Quản lý bán hàng
Quản lý hàng tồn kho
Quản lý tài sản cố định (thiết bị, máy móc, nhà xưởng, văn phòng...)
Quản trị hệ thống
4. Những lưu ý khi lựa chọn phần mềm kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Do nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán ngày càng lớn, nên các phần mềm kế toán được tạo ra ngày càng nhiều và đa dạng. Để đảm bảo cho việc lựa chọn được một phần mềm kế toán phù hợp, doanh nghiệp cần lưu ý cân nhắc những yếu tố sau:
Về phía doanh nghiệp
- Nhu cầu của quản lý;
- Quy mô doanh nghiệp;
- Ngân sách đầu tư;
- An toàn và bảo mật dữ liệu.
Về phía phần mềm
- Chọn những phần mềm linh hoạt, dễ nâng cấp;
- Phần mềm được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng;
- Phần mềm phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến phần mềm kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ - phần mềm kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận