
1. Tư cách pháp nhân là gì?
Với mục đích đơn giản và ổn định hoá đời sống pháp lý, tư cách pháp nhân trao cho các tổ chức khả năng trở thành một chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Theo Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, việc quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp góp phần đảm bảo cho tính ổn định của nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh.
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ở đây cần xác định rõ pháp nhân là một chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự, vì vậy pháp nhân có tư cách chủ thể độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý về chính trị, kinh tế, xã hội,…
2. Điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân
Theo Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
- Được thành lập hợp pháp.
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của BLDS 2015.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
3. Phân loại tư cách pháp nhân
Chọn loại hình: theo Luật Doanh nghiệp 2020, thì các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH);
– Công ty hợp danh (HD);
– Công ty cổ phần (CP).
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.
Chế độ chịu trách nhiệm: Tư cách pháp nhân ảnh hưởng đến chế độ chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:
Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn. Trừ trường hợp thành viên hợp danh của công ty hợp danh, có thể phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty, nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải nợ.
Khi các khoản nợ vượt quá tổng giá trị tài sản của công ty thì công ty chỉ phải thanh toán hết số tài sản của công ty cho chủ nợ mà thành viên trong công ty không cần phải bỏ ra tài sản cá nhân của mình để hoàn trả số nợ còn thiếu.
Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân:
Điển hình của loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. DNTN chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản (bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp). Chính điều này làm nên sự đặc biệt của DNTN.
Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn có thể có mức rủi ro cao. Nhưng lại có được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức của họ phức tạp hơn và được luật quy định nhiều hơn.
4. Tổ chức “Có tư cách pháp nhân” có những ưu điểm gì?
Như vậy, một doanh nghiệp để được công nhận tư cách pháp nhân phải đáp ứng đủ 4 tiêu chí nêu trên. Căn cứ vào các dấu hiệu và cơ sở đó, pháp luật Việt Nam hiện hành thừa nhận tư cách pháp nhân cho 3 mô hình doanh nghiệp, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh. Đối với mô hình doanh nghiệp tư nhân, do không đáp ứng được yêu cầu về tính độc lập tài sản và yêu cầu về cơ cấu tổ chức nên mô hình doanh nghiệp này không được thừa nhận tư cách pháp nhân.
Do đó, việc thừa nhận tư cách pháp nhân sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
Thứ nhất, đời sống của doanh nghiệp sẽ trở nên ổn định. Sự tồn tại hay chấm dứt của doanh nghiệp sẽ không phụ thuộc vào đời sống của các cá nhân trong doanh nghiệp. Bởi bản thân đời sống của các thể nhân thường không có tính ổn định cao, do vậy, nếu như doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào đời sống của những thể nhân tạo ra nó thì tính ổn định của doanh nghiệp sẽ không được đảm bảo.
Thứ hai, tư cách pháp nhân trao cho doanh nghiệp khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không cần phải nhân danh một ai khác. Điều này tạo sự tin tưởng cao cho các bên tham gia giao dịch. Ví dụ, theo Thông tư 32/2016/TT-NHNN, những tổ chức không phải pháp nhân không thuộc đối tượng mở tài khoản thanh toán, điều này là một bất lợi không nhỏ của việc tổ chức không có tư cách pháp nhân.
Thứ ba, tư cách pháp nhân là cơ sở để tách bạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân đó. Điều này giảm bớt sự rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và khuyến khích các nhà kinh doanh mạnh dạn đầu tư vào doanh nghiệp (khi doanh nghiệp phá sản thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm giới hạn với phần vốn mà mình bỏ vào doanh nghiệp). Còn đối với doanh nghiệp tư nhân ngoài khoản tiền đầu tư kinh doanh thì chủ sở hữu còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mình có. Doanh nghiệp tư nhân không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ cần đóng thuế thu nhập cá nhân của chủ doanh nghiệp tuy đó là một lợi thế nhưng đổi lại thì nhiều rủi ro hơn.
5. Ưu điểm của tổ chức không có tư cách pháp nhân
- Do chỉ có một chủ sở hữu nên chủ DNTN có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp;
- DNTN cũng ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn như đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp;
- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ.
Trên đây là bài viết về Phân loại tư cách pháp nhân mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận