Nợ xấu theo thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước

Nợ xấu là khái niệm quen thuộc trong ngành tài chính, ngân hàng. Nợ xấu làm giảm độ uy tín về tài chính của cá nhân nhà đầu tư và doanh nghiệp. Vậy nợ xấu là gì và có ảnh hưởng như thế nào tới người vay? Cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết Nợ xấu theo thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước.

Untitled 1 012423423 4298 3888
Nợ xấu theo thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là những khoản nợ khó đòi, người vay không thể trả nợ khi đã đến thời hạn thanh toán theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Quá 90 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán mà chưa hoàn tất nghĩa vụ trả nợ sẽ được coi là nợ xấu. Người vay có nợ xấu sẽ bị ghi vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

2. Thuộc tính pháp lý của Thông tư 02/2013/TT-NHNN

Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Số ký hiệu: 02/2013/TT-NHNN
  • Ngày ban hành: 21/01/2013
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày có hiệu lực: 01/06/2013
  • Nguồn thu thập: Công báo số 103+104, năm 2013 Ngày đăng công báo: 12/02/2013
  • Ngành: Ngân hàng
  • Lĩnh vực: Thanh tra, giám sát ngân hàng
  • Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Phó Thống đốc: Đặng Thanh Bình
  • Phạm vi: Toàn quốc
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ

3. Nội dung Thông tư 02/2013/TT-NHNN về nợ xấu

Ngân hàng phải phân loại nợ ít nhất mỗi quý một lần

Đây là yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tại Thông tư này, NHNN yêu cầu ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu của tháng đầu tiên mỗi quý, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quy trước và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). CIC có trách nhiệm tổng hợp và cung cấp lại cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài danh sách khách hàng có nhóm nợ ở mức độ rủi ro cao nhất để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, các khoản nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) được phân theo 05 nhóm như sau: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm nợ cần chú ý gồm nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu hoặc nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày; Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm nợ nghi ngờ và Nhóm nợ có khả năng mất vốn...

Ngoài ra, NHNN còn yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…

4. NHNN ra thông tư mới về phân loại tài sản có và dự phòng rủi ro

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN, thay thế Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD).

So với Thông tư 02/2013/TT-NHNN, thông tư mới bổ sung vào phạm vi điều chỉnh quy định yêu cầu các ngân hàng phân loại, trích lập dự phòng rủi ro đối với tài sản có phát sinh từ các hoạt động: mua, bán nợ; mua bán lại trái phiếu chính phủ trên thị trường chứng khoán, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các ngân hàng; mua hẳn kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành trong nước.

Đồng thời, thông tư mới quy định đối tượng áp dụng là tất cả tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt. Thông tư bỏ quy định chi tiết liên quan đến các TCTD trong thời gian triển khai phương án tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập có khó khăn trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

Thông tư mới cũng sửa đổi các khái niệm về dự phòng cụ thể, dự phòng chung, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, bổ sung khái niệm nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Dự thảo cũng điều chỉnh nguyên tắc tự phân loại với các khoản nợ cấp tín dụng hợp vốn, với nợ đã bán, ủy thác cấp tín dụng, với nợ đã mua... 

Thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro trong đó có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, tài sản bảo đảm.

Về nguyên tắc, thông tư quy định, toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ theo 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%.

Thông tư cũng nêu rõ, mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Việc thực hiện phân loại nợ phải đáp ứng các yêu cầu sau, có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 1 năm, có chính sách dự phòng theo quy định…

Thông tư quy định việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.

Do đó, để đảm bảo ý thức và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, Thông tư bổ sung quy định TCTD không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Đồng thời, sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.

Số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, được coi là doanh thu trong kỳ kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Ngoài ra, sau thời gian tối thiểu 5 năm, từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, TCTD được quy định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo