Nợ tiềm tàng (Contingent Liabilities) là gì?

Bất kỳ doanh nghiệp hay công ty nào nếu đang kinh doanh chắc chắn sẽ có không ít lần gặp bị dính nợ tiềm tàng (hay tiếng anh còn gọi là Contingent liabilities). Vậy Nợ tiềm tàng (Contingent Liabilities) là gì? Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết và cụ thể.

Nợ phải trả (Liabilities) là gì? Các loại nợ phải trả chủ yếu trong Báo cáo  tài chính

Nợ tiềm tàng (Contingent Liabilities) là gì?

1. Nợ tiềm tàng là gì?

Nợ tiềm tàng trong tiếng Anh là Contingent Liability.

Nợ tiềm tàng là một loại nợ có thể xảy ra tùy thuộc vào kết quả của một sự kiện không chắc chắn trong tương lai. Nợ tiềm tàng được ghi nhận trên sổ sách nếu khả năng xảy ra cao, và số tiền có thể được ước tính một cách hợp lí. Nợ tiềm tàng có thể được ghi chú trong phần chú thích trên báo cáo tài chính nếu đáp ứng cả hai điều kiện trên.

2. Đặc điểm của nợ tiềm tàng

Các vụ kiện đang chờ được xử lí và bảo hành sản phẩm là những ví dụ phổ biến nhất về nợ tiềm tàng vì kết quả của chúng là không chắc chắn. Các qui tắc kế toán báo cáo nợ tiềm tàng khác nhau tùy thuộc vào số tiền ước tính của nợ tiềm tàng và khả năng xảy ra sự kiện. Các qui tắc kế toán đảm bảo rằng người đọc báo cáo tài chính sẽ nhận được đầy đủ thông tin.

Bảo hành sản phẩm là một loại nợ tiềm tàng phổ biến, bởi vì số lượng sản phẩm được trả lại sau khi bảo hành là không xác định. Ví dụ, giả sử như một một nhà sản xuất xe đạp cung cấp bảo hành 3 năm cho yên xe đạp, chi phí để bảo hành mất 50 USD mỗi chiếc. Nếu công ty sản xuất 1.000 yên xe đạp trong một năm và cung cấp bảo hành cho mỗi chiếc yên, công ty cần ước tính số lượng yên có thể được trả lại theo bảo hành mỗi năm.

Ví dụ, nếu công ty dự báo 200 chiếc yên phải được thay thế trong bảo hành, mỗi chiếc mất 50 USD, công ty sẽ ghi nợ 10.000 USD vào chi phí bảo hành và ghi có 10.000 USD vào mục tích lũy trách nhiệm bảo hành. Vào cuối năm, các tài khoản được điều chỉnh thêo chi phí bảo hành thực tế phát sinh.

Cả GAAP (nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung) và IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) đều yêu cầu các công ty ghi lại các khoản nợ tiềm tàng theo ba nguyên tắc kế toán: công khai đầy đủ, trọng yếu và thận trọng.

3. Nguyên nhân phát sinh nợ tiềm tàng

Nợ tiềm tàng có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và tồn tại của nghĩa vụ nợ sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng xảy ra hay không xảy ra bởi các sự kiện, kế hoạch mà doanh nghiệp của bạn không kiểm soát được.

Ví dụ như: doanh nghiệp của bạn đang bị kiện về lỗi bảo hành sản phẩm và chờ xử lý trong thời gian tới. Đó là nguyên nhân phát sinh nợ tiềm tàng không chắc chắn và kế toán viên báo cáo nợ tiềm tàng dựa vào số tiền ước tính nếu sự kiện xảy ra. Còn vụ kiện không có thì tất nhiên doanh nghiệp của bạn không có nợ tiềm tàng nào cả.

4. Phân biệt dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng

 

Dự phòng phải trả

Nợ tiềm tàng

Giống nhau - Chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
- Chúng đều là một khoản Nợ phải trả
- Chúng đều là khoản nợ tiềm tàng
Khác nhau - Một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
- Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
- Nợ tiềm tàng có thể là:
+ Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được;
+ Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì:
=> Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc
=> Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.
  - Tất cả các khoản dự phòng đều là nợ tiềm tàng vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. - Trong phạm vi chuẩn mực này thuật ngữ “Nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không được ghi nhận vì chúng chỉ được xác định cụ thể khi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
  - Các khoản dự phòng là các khoản đã được ghi nhận là các khoản nợ phải trả (giả định đưa ra một ước tính đáng tin cậy) vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó.
- Các khoản dự phòng cần phải được xem xét lại vào mỗi ngày lập bảng tổng kết tài sản và được điều chỉnh để phản ánh cách đánh giá tốt nhất theo giá trị hiện tại.
- “Nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không thoả mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường vì các khoản nợ phải trả thường xảy ra, còn khoản nợ tiềm tàng thì chưa chắc chắn xảy ra.
- Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự kiến ban đầu. Do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút kinh tế có xảy ra hay không
  - Có thể ước tính nghĩa vụ nợ một cách đáng tin cậy thì lập dự phòng - Không thể ước tính nghĩa vụ nợ một cách đáng tin cậy, thì khoản nợ hiện tại không được ghi nhận và trình bày như một khoản nợ tiềm tàng.

5. Các câu hỏi liên quan thường gặp

5.1 Ví dụ về nợ tiềm tàng

Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một số ví dụ về nợ tiềm tàng để bạn có thể hiểu rõ hơn nợ tiềm tàng là gì? để có thể làm ra báo cáo tài chính chuẩn và chính xác theo đúng quy định của bộ luật.

VD1: Công ty bạn kinh doanh sản xuất xe đạp, với thời gian bảo hành xe là 2 năm, chi phí dự trù bảo hành xe đạp là 1.000.000VNĐ/ 1 xe và chỉ bảo hành nếu lỗi do bên nhà sản xuất cung cấp.  Trong năm 2020, doanh nghiệp sản xuất ra 10.000 xe đạp, do đó số tiền ước tính để bảo hành xe ước tính theo 1 năm phải trả là 10.000.000.000 VNĐ.  Tuy nhiên thực tế công ty chưa có thông báo cụ thể là số xe đạp phải bảo hành là bao nhiêu vì vậy mà số tiền ước lượng bảo hành sẽ chỉ là nợ tiềm tàng của doanh nghiệp.

Do đó công ty sẽ không ghi nhận 1 khoản nợ tiềm tàng trong báo cáo tài chính mà thay vào đó là lập dự phòng phải trả số tiền bảo hành trên nếu nó xảy ra.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Nợ tiềm tàng (Contingent Liabilities) là gì? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Nợ tiềm tàng (Contingent Liabilities) là gì?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo