Sự kiện nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ là một sự mở đầu mới cho hành trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, sau việc đăng ký kinh doanh sẽ phát sinh thêm nhiều việc cần phải thực hiện mà không phải ai cũng biết. Cho nên, bài viết này nhằm chỉ ra những việc cần làm sau khi đăng ký kinh doanh.
Những việc cần làm sau khi đăng ký kinh doanh
1. Kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Việc thiết yếu và quan trọng hàng đầu sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan đăng ký kinh là việc kiểm tra các thông tin trên Giấy chứng nhận. Bởi lẽ những thông tin trên giấy chứng nhận sẽ gắn liền và là một loại giấy tờ pháp lý gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.
Khi phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền đính chính và sửa lại nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp không được tự sửa bằng các hình thức như cạo, gián, sao chép, viết thêm,...
2. Tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên trên Cổng thông tin quốc gia
Một thủ tục bắt buộc sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên trên Cổng thông tin quốc gia. Nội dung cần phải công bố bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lĩnh vực, ngành/nghề kinh doanh. Thời hạn để thực hiện việc công bố là 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Khắc con dấu và thông báo mẫu dấu
Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc khắc con dấu tại nơi được phép khắc dấu theo quy định của pháp luật khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, công ty gửi thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, số lượng, nội dung cũng như mẫu con dấu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Tức là, doanh nghiệp có bao nhiêu con dấu cũng được, nhưng tất cả chúng đều phải thống nhất theo một mẫu dấu đã đăng ký.
Doanh nghiệp phải thực hiện việc thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh khi sử dụng hay khi có thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp.
4. Đặt và treo bảng hiệu
Doanh nghiệp sẽ tiến hành công việc đặt bảng hiệu và treo bảng hiệu tại trụ sở đã được đăng ký (và được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Đồng thời, trên bảng hiệu phải có đầy đủ các thông tin: tên công ty, địa chỉ công ty, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh, số điện thoại,...
5. Mở tài khoản ngân hàng
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải liên hệ các Ngân hàng thương mại hoặc Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho doanh nghiệp mình.
Và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện việc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứ không cần thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nữa.
6. Kê khai lệ phí môn bài
Doanh nghiệp khi mới được đăng ký hoạt động kinh doanh có trách nhiệm kê khai lệ phí môn bài cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp. Về quy định miễn lệ phí môn bài: Doanh nghiệp mới sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập (Nghị định 22/2020/NĐ-CP).
7. Đăng ký thuế lần đầu
Hiện nay, các thông tin đăng ký thuế ban đầu, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp trong tờ khai đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư; chứ không phải thực hiện đăng ký thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Chi cục thuế quận / huyện nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động) nữa.
Tuy nhiên, sau khi đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã thông báo sử dụng mẫu con dấu, thì doanh nghiệp vẫn phải liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực tiếp để nộp một số giấy tờ khai thuế ban đầu.
8. Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Hóa đơn giá trị gia tăng (hay còn gọi là hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp có thể sử dụng hình thức hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Dù cho doanh nghiệp sử dụng bất kỳ loại hóa đơn nào thì cũng phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
(i) Đối với hóa đơn giấy: Sau khi làm thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng, khi có được sự đồng ý từ cơ quan thuế trực tiếp quản lý, doanh nghiệp mới tiến hành liên hệ các đơn vị để in hóa đơn và phát hành.
(ii) Đối với hóa đơn điện tử: Sau khi hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được duyệt (khoảng 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ), hóa đơn xuất ra mới có giá trị sử dụng.
9. Mua chữ ký số điện tử
Chữ ký số điện tử là bắt buộc, giúp doanh nghiệp dễ dàng kê khai và nộp thuế qua mạng điện tử, tiết được thời gian và không mất công sức đi lại. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.
10. Lưu ý về Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Khi thành lập, doanh nghiệp hãy lưu ý đến ngành, nghề kinh doanh của mình, nếu thuộc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện và phải bảo đảm xuyên suốt trong quá trình kinh doanh của mình.
Đối với một số ngành, nghề chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trong suốt quá trình kinh doanh. Đối với nhiều ngành, nghề thì phải cần giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện... trước khi kinh doanh.
11. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn
Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.
Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh một số vấn đề dẫn đến việc không thể góp đủ số vốn đã cam kết, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ và thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
>>>Ngoài ra, Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thay đổi thông tin giấy phép kinh doanh cùng Công ty Luật ACC
Trên đây là toàn bộ những việc cần làm sau khi đăng ký kinh doanh mà chúng tôi liệt kê ra nhằm giúp cho quý bạn đọc nắm rõ hơn và không bị lúng túng sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc và nhu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận