Những ưu điểm của văn phòng luật sư khi thành lập

Để đưa ra những thông tin hiệu quả về ưu điểm của văn phòng luật sư, chúng tôi sẽ làm rõ từ việc văn phòng luật sư là gì, vai trò như thế nào và các điều kiện khi thành lập để giải đáp thắc mắc cho các bạn trong bài viết dưới đây!

1.Văn phòng luật sư là gì?

Hiện nay, pháp luật hiện hành không có một định nghĩa, khái niệm rõ ràng nào về văn phòng luật sư. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì Luật Luật sư năm 2006, quy định, có thể hiểu rằng:

Văn phòng luật sư là một tổ chức hành nghề luật sư, do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, thực hiện công việc cung ứng dịch vụ pháp lý theo hợp đồng pháp lý, đại diện tham gia tố tụng và ngoài tố tụng, tham gia hoạt động tư vấn pháp luật và một vài dịch vụ pháp lý khác của luật sư.

2. Vai trò của văn phòng luật sư?

Vai trò của văn phòng luật sư gắn liền với vai trò của luật sư cũng như quy định chung của tổ chức hành nghề luật sư trong Luật Luật sư năm 2006.

Theo thông lệ của các nước trên thế giới, cũng như theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nội dung của nghề luật sư bao gồm (Điều 22 Luật Luật sư):

Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện tư vấn pháp luật: Thực hiện tư vấn trong nhiều lĩnh vực pháp luật, soạn thảo các văn bản pháp luật, soạn thảo di chúc, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán bất động sản, soạn thảo giấy tờ pháp lý của công ty

hướng dẫn khách hàng về những vấn đề có liên quan đến pháp luật, quyền của họ được pháp luật quy định và cách xử sự theo đúng pháp luật.

Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư năm 2006

Như vậy, các luật sư, văn phòng luật sư được hành nghề tự do, có thể chuyển đổi các hình thức khác khi không còn muốn hoạt động dưới hình thức văn phòng luật sư nữa.

3. Khi thành lập văn phòng luật sư phải đáp ứng các điều kiện nào?

Để thành lập văn phòng luật sư, phải đáp ứng các điều kiện khi thành lập và thực hiện thủ tục Đăng ký hoạt động tại tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng Văn phòng luật sư là thành viên.

3.1 Về hình thức thành lập

Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập Văn phòng luật sư là Trưởng Văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng. Trưởng Văn phòng là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng.

Theo quy định của Luật Luật sư thì một luật sư chỉ được thành lập Văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập Công ty luật tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một Công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

3.2 Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng luật sư là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng luật sư là luật sư thành lập Văn phòng luật sư.

3.3 Trách nhiệm về tài sản của văn phòng luật sư

Luật sư thành lập Văn phòng luật sư phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng.

3.4 Tên gọi của văn phòng luật sư

Tên của Văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

>> Xem thêm các thông tin khác về văn phòng luật và hoạt động của văn phòng luật qua bài viết của ACC tại đây!

4. Ưu điểm của văn phòng luật sư so với các loại hình khác.

Để biết được ưu điểm của văn phòng luật sư so với các hình thức khác thì phải đặt trong mối tương quan so sánh cùng với các loại hình được thành lập tư vấn pháp luật. Theo đó, có thể thấy như sau:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Văn phòng luật sư

- Thủ tục đăng ký hoạt động đơn giản

- Cơ cấu tổ chức không rường rà

- Chỉ do một cá nhân làm chủ (Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân)

- Chiụ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

- Không có tư cách pháp nhân

Công ty luật TNHH một thành viên

- Chỉ 1 luật sư thành lập và có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, không cần xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác

- Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký kinh doanh

- Có tư cách pháp nhân

- Khó khăn về vốn nếu hành nghề không hiệu quả

Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên

- Có tư cách pháp nhân

- Có ít nhất hai luật sư thành lập, cần phải có sự phân chia quyền trong hoạt động công ty

- Chịu sự quản lý chặt chẽ hơn của pháp luật

- Chịu trách nhiệm trong phạm vi số đã cam kết nên tính rủi ro cao

Công ty luật hợp danh

- Thành viên công ty hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp nên tạo được sự tin cậy cho đối tác

- Có tư cách pháp nhân

- Liên đới chịu trách nhiệm tài sản vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh

- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Về cơ bản, thông qua bảng trên có thể thấy được ưu điểm khi thành lập của văn phòng luật sư.

5. Dịch vụ thành lập văn phòng luật sư của Công ty luật ACC

Như vậy, văn phòng luật sư được cấp giấy đăng ký hoạt động do Sở Tư pháp thực hiện là một trong những hoạt động đánh giá thời điểm hành nghề của văn phòng luật sư. Đây là một trong những thủ tục phổ biến trên thực tế và Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn, là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về thành lập, hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật. Nếu có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất được thực hiện bởi các luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo