Những điểm cần lưu ý khi đăng ký kinh doanh năm 2024

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc xuất hiện các doanh nghiệp, tập đoàn, các công ty lớn nhỏ cũng không còn quá xa lạ nữa.  Với quy định của pháp luật hiện nay nhằm tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp muốn mở công ty để thực hiện việc kinh doanh nên thủ tục để thành lập công ty, đăng ký kinh doanh cũng được quy định một cách đỡ rắc rối hơn nhằm tạo thuận lợi cho việc thành lập công ty mới. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn thành lập công ty, doanh nghiệp và thực hiện việc đăng ký kinh doanh nhưng vẫn gặp vướng mắc về thủ tục cũng như những lưu ý khi đăng ký kinh doanh thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh.

Một trong những lưu ý khi đăng ký kinh doanh là việc Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh. Hiện nay, để bắt đầu việc kinh doanh, bạn cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Theo đó, bạn có thể lựa chọn việc đăng ký kinh doanh theo hộ gia đình hoặc đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp, Mỗi mô hình sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau mà bạn cần lưu ý để có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của mình.

Ưu, nhược điểm khi lựa chọn đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh

Ưu điểm

  • Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà;
  • Thời gian xin phép nhanh;
  • Không phải khai thuế hằng tháng đơn giản trong kê khai và nộp thuế khi kinh doanh;
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
  • Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;

Nhược điểm

  • Chỉ được kinh doanh tại một địa điểm;
  • Chỉ được sử dụng tối đa chín lao động, nếu sử dụng trên 10 lao động mà không thành lập doanh nghiệp, vẫn giữ mô hình Hộ kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền đến 5 triệu đồng;
  • Không được xuất hóa đơn VAT (hóa đơn đỏ);
  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân.

Ưu, nhược điểm khi lựa chọn hình thức doanh nghiệp

Ưu điểm:

  • Có tư cách pháp nhân, cơ cấu quản lý rõ ràng
  • Phát hành chứng khoán nên dễ dàng huy động vốn
  • Có thể thành lập nhiều chi nhánh, địa điểm kinh doanh trên toàn quốc.

Nhược điểm:

  • Phải tuân thủ chế sách kế toán theo quy định của pháp luật
  • Thủ tục thành lập phức tạp
  • Tuân thủ quy định về cơ cấu tổ chức và quản trị công ty theo quy định của pháp luật.

2. Lưu ý khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh

“Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp” là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Vì vậy, trước khi thành lập, bạn cần cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật nếu không sẽ gặp những rủi ro pháp lý không đáng có.

3. Những lưu ý khi lựa chọn tên cho doanh nghiệp dùng để đăng ký kinh doanh:

Để có thể tiến hành đăng kinh kinh doanh cho doanh nghiệp, công ty của mình bạn cần lưu ý về việc đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở như sau:

  • Đặt tên công ty: 
  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
  • Loại hình doanh nghiệp.
  • Tên riêng.
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “ “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Trụ sở chính của doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

4. Lưu ý về trình tự, thủ tục xin giấy phép kinh doanh

Một trong những lưu ý khi đăng ký kinh doanh đó là việc thực hiện trình tự, thủ tục xin giấy phép kinh doanh bởi chỉ khi có giấy phép kinh doanh thì bạn mới bắt đầu việc kinh doanh và kiếm lợi nhuận được. Tùy theo mô hinh kinh doanh mà bạn lựa chọn thì thủ tục cũng có sự khác nhau mà bạn cần lưu ý để thực hiện cho đúng.

Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ gia đình:

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng)
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

Trình tự xin giấy phép kinh doanh hình thức hộ kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh

Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp:

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập  
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ của thành viên
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền, quyết định ủy quyền. 

Ngoài ra, với từng loại hình công ty thì sẽ có thể có thêm một số văn bản khác, như:

  • Danh sách thành viên (Công ty TNHH 2 TV trở lên)
  • Danh sách thành viên hợp danh (Công ty hợp danh)
  • Danh sách cổ đông (Công ty Cổ phần)

Trình tự xin giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

>> Tham khảo quy trình đăng ký kinh doanh cụ thể và chi tiết qua bài viết Thủ tục đăng ký kinh doanh của Công ty ACC

5. Dịch vụ tư vấn những lưu ý khi đăng ký kinh doanh của Luật ACC 

  • Tư vấn những lưu ý khi đăng ký kinh doanh, tư vấn xoay quanh việc đăng ký giấy phép kinh doanh cho chủ thể kinh doanh có yêu cầu;
  • Tư vấn trình tự đăng ký giấy phép kinh doanh cần có;
  • Làm hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh, theo dõi kết quả nộp hồ sơ;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi khách hàng ký;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/thành lập doanh nghiệp gửi khách hàng;
  • Tư vấn những thắc mắc của khách hàng sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng như tư vấn về những rủi ro mà khách hàng gặp phải.

Nếu bạn có nhu cầu muốn đăng ký kinh doanh nhưng vẫn tồn tại nhiều thắc mắc cũng như muốn được tư vấn về những lưu ý khi đăng ký kinh doanh và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký kinh doanh thì có thể liên hệ Công ty Luật ACC để được hỗ trợ một cách tận tình, nhanh chóng với giá tốt nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Khiếu nại: 1800.0006

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (914 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo