Những điều về tạo mã vạch mà người bán hàng cần biết

Hiện nay trên mỗi sản phẩm đều có mã số mã vạch để người tiêu dùng có thể kiểm tra được thông tin, cũng như nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị sản xuất của sản phẩm. Hầu như trên tất cả những sản phẩm đều có in mã số mã vạch trên đó từ gói rau mua trong siêu thị, gói bánh, giày dép cho đến máy móc, đồ công nghệ,… Để bắt kịp xu hướng thì các doanh nghiệp cũng cần tạo mã vạch cho sản phẩm của mình. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết Những điều về tạo mã vạch mà người bán hàng cần biết của ACC nhé

Những điều Về Tạo Mã Vạch Mà Người Bán Hàng Cần Biết

Những điều về tạo mã vạch mà người bán hàng cần biết

1. Mã vạch là gì ?

Mã vạch hay còn gọi là Barcode theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.

2. Mã vạch được tạo ra bằng cách nào?

Mã vạch (barcode) được tạo ra bằng các công cụ tạo mã vạch chuyên nghiệp hoặc phần mềm. Chủ doanh nghiệp, cửa hàng sẽ quyết định các thông tin như (số lượng, màu sắc, loại mã,…) sau đó sẽ tiến hành thiết kế mã vạch trên các phần mềm, các phần mềm này sẽ thiết kế mã vạch tự động dựa vào format (quy chuẩn) mà doanh nghiệp đã chọn.

3. Các loại mã vạch

Các loại mã vạch được phân loại theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa hoặc mục đích sử dụng. Các dạng mã vạch thông dụng hiện nay bao gồm: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128.

Ngoài ra, một số loại mã vạch sẽ có nhiều phiên bản khác nhau. Mỗi loại sẽ phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau. Loại UPC có một số phiên bản là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E. Loại EAN có các phiên bản: EAN-8, EAN-13, EAN-14. Loại Code 128 bao gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.

4. Ý nghĩa của mã vạch đối với sản phẩm

Mã vạch cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Tùy quốc gia, vùng lãnh thổ mà quy định về mã vạch sẽ khác nhau. Mã vạch sẽ bao gồm hai phần tương ứng với ý nghĩa khác nhau. Phần mã số của hàng hóa để người dùng đọc. Và mã vạch chỉ các loại máy quét mới đọc được.

Hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường đều áp dụng chuẩn mã vạch EAN. Theo quy định của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International, mã chuẩn có 13 con số, chia làm 4 nhóm từ trái sang phải:

  • Nhóm 1: Ba chữ số đầu là mã số chỉ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
  •  Nhóm 2: Bốn chữ số tiếp theo là mã số biểu thị doanh nghiệp.
  •  Nhóm 3: Năm chữ số tiếp theo là mã số của hàng hóa.
  •  Nhóm 4: Số cuối cùng là số về kiểm tra.

5. Có thể tái sử dụng lại mã vạch không?

Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Đừng tiết kiệm thời gian và công sức để tạo mã vạch mới cho bất cứ dòng sản phẩm mới nào. Đặc biệt là với những người kinh doanh.

Mỗi mã vạch sẽ cố định thông tin của 1 dòng sản phẩm nào đó, nên sẽ không được phép tái sử dụng mã vạch đó cho một nhóm sản phẩm khác. Nếu không, bạn sẽ phải xử lý và hệ thống lại các mã vạch. Việc này tốn thời gian và công sức gấp nhiều lần so với việc tạo mã vạch mới.

6. Có nên sử dụng riêng biệt mỗi barcode cho từng mặt hàng không?

Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Bạn cần phân biệt được định nghĩa “sản phẩm” và “mặt hàng”.

  • Sản phẩm là 1 dòng sản phẩm (ví dụ: bánh quy, trái cây, áo thun,…vvv)
  • Mặt hàng là số lượng hàng hóa của dòng sản phẩm đó (ví dụ: 100 chiếc áo thun giống nhau thì được xem là 100 mặt hàng).

Để tạo mã vạch, tốt nhất là bạn nên phân loại các dòng sản phẩm trước tiên. Để tránh việc bị trùng mã, không phân biệt được sản phẩm khi phân loại và tránh tạo quá nhiều mã vạch.

Cụ thể hơn: Với 1000 chiếc áo sơ mi cùng 1 loại, bạn sẽ tạo chung 1 mã vạch. Để đồng bộ số lượng và thông tin hàng hóa. Đừng nên chia mã vạch quá chi tiết và riêng lẻ. Việc này chỉ làm bạn khó quản lý và kiểm soát thông tin sản phẩm hơn mà thôi.

7. SKU giống hay khác mã vạch?

Khác. SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Hay đơn giản là mã hàng hóa. SKU cần thiết hơn cả mã vạch trong việc kiểm soát kho hàng nội bộ, SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt cả chữ và số cho từng danh mục sản phẩm, bạn chỉ cần nhìn và SKU là có thể nhận biết loại sản phẩm qua ký tự và dễ dàng đọc chúng mà không cần quét hệ thống như mã vạch. Ngoài ra, bạn không bị giới hạn về số lượng SKU cho dù danh mục hàng hóa của bạn có mở rộng tới đâu.

9. Các trang web tạo mã vạch online

Một số trang web, phần mềm tạo mã vạch online phổ biến hiện nay là:
  • Online Barcode Generator
  • Barcodesinc
  • icheck scanner
  • GoSELLER

Trên đây là toàn bộ nội dung về Những điều về tạo mã vạch mà người bán hàng cần biết mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo