Trong giáo dục, khi tổng kết đánh giá mỗi giáo viên phải viết đánh giá, nhận xét học sinh về nhiều mặt như phẩm chất, năng lực,.. Việc đánh giá đó được thể hiện trong học bạ. Vậy Nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 được quy định như thế nào? Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:

Nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27
1. Nhận xét năng lực phẩm chất
Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất thông qua những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Mục đích của việc nhận xét năng lực phẩm chất:
Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
>> Xem thêm: Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo thông tư 27
2. Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất
Yêu nước
Tôn trọng và quý mến thầy cô, bạn bè.
Biết ơn thầy cô giáo.
Yêu mến, đoàn kết, giúp đỡ bạn.
Có ý thức bảo vệ của công.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
Luôn yêu quý, tự hào về người thân trong gia đình.
Biết yêu quê hương, đất nước qua các bài học.
Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Biết quý trọng công sức lao động của người khác.
Quý trọng và yêu vẻ đẹp thiên nhiên.
Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.
Con cần bảo vệ của công tốt hơn.
Con nên thân thiện hơn khi chơi với bạn.
Con yêu vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng chưa có ý thức bảo vệ, giữ gìn.
Nhân ái
Có tấm lòng nhân ái.
Có tấm lòng nhân hậu, sẻ chia.
Luôn thương yêu, quan tâm, giúp đỡ mọi người.
Chia sẻ công việc nhà với các thành viên trong gia đình.
Yêu quý mọi người.
Biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
Biết quan tâm, giúp đỡ người thân.
Ứng xử thân thiện với bạn bè.
Chăm chỉ
Chăm học.
Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.
Đi học đúng giờ.
Tự giác, tích cực học tập.
Biết nhận nhiệm vụ vừa sức với bản thân mình.
Biết trao đổi nội dung học tập với thầy cô và bạn bè.
Chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
Tự giác tham gia các hoạt động giữ vệ sinh của trường, lớp.
Tích cực giúp đỡ bạn cùng học tốt.
Tích cực trong các nhiệm vụ chung của nhóm.
Yêu thích lao động và tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Con cần đi học đúng giờ hơn.
Cần tích cực, tự giác học tập.
Chưa mạnh dạn trao đổi thắc mắc với thầy cô, bạn bè.
Trung thực
Không đổ lỗi cho bạn khi mình làm chưa đúng.
Nói thật, nói đúng về sự việc.
Trung thực trong học tập.
Trách nhiệm
Biết chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Biết nhận lỗi khi làm sai và có ý thức sửa lỗi.
Có ý thức trách nhiệm trong việc học nhóm.
Tự tin trao đổi ý kiến với các bạn.
Mạnh dạn nhận xét, góp ý cho bạn.
Con cần tự tin hơn khi trình bày ý kiến trước tập thể.
Tham gia học tập sôi nổi, tự tin.
Nhiệt tình giúp bạn cùng học tốt.
Chăm chú lắng nghe thầy cô giáo giảng bài.
Nghiêm túc thực hiện nội quy trường, lớp.
Trong giờ học, đôi khi chưa tập trung nghe giảng.
Chưa biết tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Cần mạnh dạn, tự giác hơn.
3. Câu hỏi thường gặp
3.1. Có những phương pháp nào để đánh giá, nhận xét học sinh?
Có 4 phương pháp: Phương pháp quan sát, Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh, Phương pháp vấn đáp, Phương pháp kiểm tra viết.
3.2. Đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
>> Xem thêm: Mẫu nhận xét môn học theo thông tư 27 mới nhất 2022
Trên đây là toàn bộ nội dung về "Nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận