Nhà nước phong kiến phương đông có những đặc điểm nào? Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.
Định nghĩa về phong kiến
– Phong kiến là phong tước và kiến quốc chỉ việc nhà vua phong tước, chia đất để chư hầu dựng nước ở khu vực đã được phong, theo Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn.
– Chế độ phong kiến gồm có vua, chua hầu và phong địa. Vua là người đứng đầu một nước, chư hầu chỉ vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc, phải phục tùng và được một vua chúa lớn mạnh hơn làm thiên tử thống trị tối cao và phong địa là đất phong cho chư hầu, có tư cách như một nước độc lập và truyền đời này sang đời khác. 2. Sự hình thành và phát triển của xã hôi phong kiến phương Đông – Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến là quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông là:
+ Hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên hoặc đầu Công nguyên.
+ Phát triển chậm chạp. ở Trung Quốc tới thời Đường còn ở một số các quốc gia Đông Nam Á từ sau thế kỷ X các quốc gia phong kiến mới bắt đầu nước vào giai đoạn phát triển.
+ Khủng hoảng và suy vong kéo dài từ thế kỳ XVI cho đến giữa thế kỷ XIX khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
+ Trong phạm vi một nước thì phong kiến chính là Nhà nước có các vua chúa, địa chủ và nông dân. Khi đó vua chúa là người có quyền lực tối cao, tất cả mọi người đều phải phục tùng. Địa chủ là những người được vua chúa ban đất cho rất nhiều đất còn nông dân là những người dân nghèo không có đất đai của cải.
So sánh nhà nước phong kiến Phương Đông và phương Tây
*Kinh tế:
-Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
-Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
-Lực lượng sản xuất chính là nông dân.
-Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
*Xã hội:
-Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua.
-Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê.
-Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.
* Chính trị:
-Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.
-Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.
*Tư tưởng:
-Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo).
2. Khác nhau:
* Kinh tế – xã hội:
– Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
– Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
– Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
* Chính trị và tư tưởng.
-Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
-Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
-Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. -Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.
Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Phương Đông
- Hình thành: tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).
- Phát triển: chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển.
- Khủng hoảng và suy vong: kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Châu Âu
- Xuất hiện: muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X.
- Phát triển: Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh.
- Khủng hoảng và suy vong: thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến
* Cơ sở kinh tế: Chủ yếu là kinh tế nông nghiệp
- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
* Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản:
+ Phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Châu Âu là lãnh chúa và nông nô.
*Bóc lột bằng tô thuế: Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại, xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời.
Những giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến
+ Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
+ Ở phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
- Quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô. Song địa vị, thân phận của các giai cấp ở mỗi nơi cũng khác nhau:
Phương Đông | Phương Tây |
- Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không là người đứng đầu cơ quan pháp luật.
- Nông dân lĩnh canh nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác phải nộp địa tô cho địa chủ. |
- Lãnh chúa sống xa hoa, đầy đủ,
có quyền lực tối cao về ruộng đất, đặt ra các loại tô thuế... - Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực, nghèo đói, phải nộp tô thuế rất nặng nề, vừa làm ruộng vừa làm thêm nghề thủ công.
|
Nội dung bài viết:
Bình luận