Căn cứ quy định pháp lý Theo Điều 82 Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
1. Hạch toán là gì?
Hạch toán là một quá trình bao gồm các công việc giám sát – đo lường – tính toán – ghi chép lại toàn bộ các hoạt động kinh tế, quá trình tái sản xuất xã hội giúp công ty, doanh nghiệp có thể quản lý các hoạt động kinh tế đó một cách chặt chẽ hơn. Trong đó:
- Giám sát: Ghi nhận sự tồn tài của đối tượng cần thu thập.
- Đo lường: Để lượng hóa đối tượng cần thu thập thông qua các đơn vị đo lường.
- Tính toán: Sử dụng các phép tính, phân tích, tổng hợp để lượng hóa thành các chỉ tiêu tổng hợp.
- Ghi ghép: Hệ thống hóa ghi lại từng thời kì, địa điểm phát sinh đầy đủ thông tin.
Để từ đó mà các cơ quan quản lý sẽ có được cho mình các thông tin cần thiết để soạn thảo các văn bản quyết định quản lí và kiểm tra việc thực hiện. Hạch toán là công việc ghi ghép, tính toán các hoạt động kinh tế cho từng năm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm kinh doanh không nhất thiết phải bắt đầu từ năm dương lịch, nó có thể bắt đầu từ một tháng nào đó trong năm nay và kết thúc vào chính tháng đó ở năm sau. Khi đó người ta gọi là “năm chệch”
Yêu cầu quan trọng đối với việc hạch toán đó là phải đầy đủ, chính xác, kịp thời về nội dung và phương pháp cần phải thống nhất. bảo đảm tiêu chuẩn hóa cũng như so sánh được các số liệu hạch toán.
Vai trò của hạch toán kế toán trong nền kinh tế
- Hạch toán kế toán phục vụ cho nhà quản lý: Căn cứ vào thông tin kế toán, các nhà quản lý sẽ dễ dàng lập ra kế hoạch, dự án để phát triển doanh nghiệp đồng thời dễ dàng kiểm soát các kế hoạch đã đặt ra.
- Hạch toán kế toán phục vụ cho các nhà đầu tư: Căn cứ vào thông tin kế toán, các nhà đầu tư sẽ nắm được hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp đó như thế nào. Từ đó, có thể cân nhắc và đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
- Hạch toán kế toán phục vụ cho cơ quan Nhà nước: Thông qua việc kiểm tra và nắm bắt số liệu, cơ quan nhà nước sẽ nắm được tình hình hoạt động cũng như lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt được. Từ đó, có thể đặt ra chính sách đầu tư, thuế vụ phù hợp cho đơn vị, tổ chức đó.
2. Khái niệm "Chi phí":
Chi phí là những khoảng làm suy giảm lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp trong lúc giao dịch. Hoặc được suy đoán trước sẽ có khả năng phát sinh cao trong quá trình làm việc tương lai của các doanh nghiệp. Và đặc biệt không phân biệt là đã chi tiền trước hay sau.
Việc suy đoán các khoản chi phí trước khi kỳ hạn thanh toán hoặc các chi phí sẽ có thể phát sinh thêm giúp doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc bảo toàn vốn của mình.
3. Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên hoặc kiểm tra định kỳ. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi đã chọn kê khai thường xuyên. Thì mỗi cuối kỳ bắt buộc phải kiểm hàng tồn kho và đối chiếu với các bộ phận khác. Còn doanh nghiệp chọn kiểm tra hàng tồn kho định kỳ. Thì phải áp dụng nhất quán trong một năm tài chính
4. Theo dõi chính xác các khoản chi phí
Kế toán bắt buộc phải theo dõi chính xác các khoản chi phí. Vì nó đóng phần lớn trong việc ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ví dụ như tiền lương, tiền khấu hao các tài sản cố định hoặc các nguyên vật liệu đều phải ghi vào mục chi phí rõ ràng với số lượng và tổng tiền.
5. Các khoản chi phí chỉ được xác nhận khi có đầy đủ ba điều kiện sau:
Có giấy tờ hoá đơn chứng từ hợp pháp, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trên 20 triệu phải chuyển khoản ngân hàng. Luật Thuế khác biệt với Luật kế toán doanh nghiệp. Các khoản chi phí dù hợp lý hay không hợp lý. Dù được trừ hay không được trừ theo luật Thuế. Nhưng phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp đều phải được phản ánh lên sổ sách kế toán. Sau khi khai lên tờ khai quyết toán thuế cuối năm, chúng ta điền vào chỉ tiêu [B4]-Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Số tiền không đc trừ theo quy định của thuế. Không chỉnh sửa sổ sách kế toán.
Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư. Sẽ được kế toán chuyển qua các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Để có thể xác định lợi nhuận của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
6. Hạch toán chi phí tiền lương, tiền thưởng:
Trước khi hạch toán chi phí tiền lương, kế toán phải xác định chi tiết tiền lương đó chi trả cho bộ phận nào và hạch toán theo thông tư nào để hạch toán cho chính xác các khoản mục chi phí của doanh nghiệp.
- Tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng lương và phụ cấp
Có TK 334: Tổng lương và phụ cấp
- Tiền thưởng trả cho nhân viên
- Xác định tiền thưởng cho nhân viên được trích từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 3531: Tiền thưởng phải trả nhân viên
Có TK 334: Tiền thưởng phải trả nhân viên
- Chi trả tiền thưởng cho nhân viên:
Nợ TK 334: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên
Có TK 111, 112: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên
- Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên
- Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch, kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân viên:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Số tiền lương nghỉ phép trích trước
Có TK 335: Số tiền lương nghỉ phép trích trước
- Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên:
Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
Có TK 334: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
7. HẠCH TOÁN NỘP TIỀN BẢO HIỂM
- Quy định trích nộp bảo hiểm:
Theo điều 7, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
…
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.”
- Hàng tháng, doanh nghiệp trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (nếu có) trên tổng quỹ tiền lương phải trả nhân viên, kế toán hạch toán:
Nợ TK 3383 (BHXH): 25.5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Nợ TK 3384 (BHYT): 4.5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Nợ TK 3386 (BHTN): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Nợ TK 3382 (KPCĐ): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm (nếu có)
Có TK 111, 112: Tổng số tiền bảo hiểm + KPCĐ phải nộp
8. Giới thiệu dịch vụ công ty luật ACC
Đến với ACC chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến nội dung “Nguyên tắc hạch toán các khoản chi phí theo thông tư 200”. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến dống góp của quý khách hàng trên cả nước để chung tôi ngày một chuyên nghiệp hơn.
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Hy vọng các chia sẻ ở trên về nguyên tắc hạch toán các khoản chi phí theo thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định. Sẽ giúp các bạn kế toán có thể xác định được chi phí rõ ràng hơn cho doanh nghiệp. Và từ đó xác định lợi nhuận chính xác nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận