Nguồn gốc đất để lập phiếu ý kiến KDC

1. Chị Q thắc mắc:

Thưa luật sư, e có thắc mắc về việc tổ chức họp dân để lấy ý kiến khu dân cư, rất mong được sự hỗ trợ. Khi e nộp hồ sơ thừa kế từ ông bà ngoại em sang cho mẹ e thì được UBND quận yêu cầu Niêm yết tại phường và xin ý kiến của khu dân cư. Em đã gửi ở phường và đang trong thời gian niêm yết, phường hướng dẫn e về nhà thông tin khu vực để xin ý kiến khu dân cư. Em xin tóm tắt tình hình hồ sơ em như sau: bà ngoại tên MAI mất năm 2004, ông ngoại tên TÁM mất năm 2008. Đến 2018 thì các con mở thừa kế và thông nhất giao cho me e tên Hà. Giấy chứng nhận mang tên ông Tám và bà Mai được cấp năm 1999, năm 2002 giải phóng mặt bằng 1 phần đất có biên bản đền bù, năm 2018 khi đo đạc lại diện tích đất tăng 40m2 do được công nhận hành lang lộ giới, có biên bản đo đạc và ký giáp ranh của các hộ lân cận. Khi e về khu vực lấy ý kiến khu dân cư thì họ yêu cầu chứng minh nguồn gốc đất trước năm 1999 mua của ai hay thừa kế của ai vào năm nào. Điều này khó cho gia đình em, ông bà ngoại mất đã lâu, giờ con cái chỉ biết của ông bà để lại và sử dụng từ xưa đến nay chứ biết mua của ai và lấy giấy tờ gì để chứng minh. Ngoài ra họ yêu cầu họp dân và yêu cầu gia đình em đi tới đi lui rất nhiều lần. Cho e hỏi họp dân gồm nhưng ai, nếu 1 trong só họ vắng mặt thì có họp được ko? Em xin cảm ơn

2. Luật sư O giải đáp:

Chào bạn.

Theo nội dung bạn trình bày thì luật sư hiểu rằng gia đình bạn đang trong thủ tục khai nhận và phân chi di sản thừa kế. Di sản thừa kế ở đây là nhà đất ông bà ngoại bạn để lại cho các con của họ. Việc khai nhận và phân chia di sản thừa kế bao gồm người khai nhận phải xuất trình giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của di sản, quan hệ thừa kế, ý kiến của các đồng thừa kế , tường trình về mối quan hệ nhân thân...và việc khai nhận này phải được niêm yết tại nơi cư trú cuối cùng của người chết để lại di sản và nới có di sản là bất động sản tọa lạc. Mục đích của việc niêm yết này là để xem có ai đứng ra tranh chấp, khiếu nại gì nữa không? Nết hết thời gian niêm yết công khai 15 ngày mà không có ý kiến tranh chấp, khiếu nại gì thì cơ quan chức năng mới chứng vào việc khai nhận di sản này.

Thường ở những nơi có tổ chức công chứng thì bạn chỉ cần đến văn phòng công chứng và thanh toán chi phí để văn phòng công chứng tiến hành thủ tục kể cả niêm yết thủ tục cho bạn. ở nhũng nơi không có tổ chức công chứng thì thủ tục này bạn phải làm tại UBND huyện và họ lại yêu cầu bạn phải làm những việc như bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thì việc niêm yết này họ phải tiến hành và không thể yêu cầu bạn đi niêm yết hay tổ chức họp dân dì cả vì bạn chỉ là người dân bình thường đi tiến hành các thủ tục theo quy định, chịu lệ phí thì trách nhiệm tiến hành ở cơ quan chức năng, có chăng là họ nhờ bạn hỗ trợ thêm đê cho nhanh mà thôi.

Thân mến

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo