Nguồn của luật hành chính là gì?

Nguồn của luật hành chính là tập hợp tất cả những quy phạm pháp luật có thể viện dẫn để áp dụng cho các trường hợp có sự kiện pháp lý hành chính phát sinh. Việc xác định nguồn của luật hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất, hệ thống và hiệu lực của pháp luật hành chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Các nguồn của Luật được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông tin chi tiết thông qua bài viết sau nhé!

Nguồn của luật hành chính là gì?

Nguồn của luật hành chính là gì?

1. Nguồn của Luật hành chính là gì?

Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam chỉ có 1 hình thức duy nhất đó là các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Đó chính là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Chỉ có những văn bản quy phạm pháp luật mới tạo ra tiền đề cần thiết cho việc thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa – một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lí hành chính nhà nước. Tính chật chẽ và ổn định tương đối của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có những văn bản quy phạm pháp luật để xác định rõ cơ cấu, thẩm quvền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước các cấp, những mối liên hệ công tác chủ yếu giữa chúng nhằm bảo đảm cho hoạt động của cả bộ máy nhà nước được tiến hành đồng bộ, cùng hướng tới việc thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy nhà nước nói chung và trước từng cơ quan nhà nước nói riêng.

Tuy nhiên không phải bất cứ văn bản QPPL nào có chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính – những quy phạm được ban hành ra để điều chỉnh quan hệ quản lý hành chính nhà nước mới được coi là nguồn của Luật hành chính. Nguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có chứa các quy phạm pháp luật hành chính. Một văn bản được coi là nguồn của luật hành chính nếu văn bản đó thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu sau:

– Do chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật theo Luật định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành.

– Văn bản được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, dưới hình thức theo luật định. Nội dung văn bản đó có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính.

2. Phân loại nguồn của luật Hành chính theo chủ thể

Căn cứ vào chủ thể ban hành, nguồn của luật hành chính bao gồm:

Hiến pháplà đạo luật cơ bản quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của quốc gia. Hiến pháp là nguồn của mọi ngành luật trong đó có Luật Hành chính. Những quy phạm pháp luật hành chính trong Hiến pháp là những quy định mang tính chung, nguyên tắc làm cơ sở ban hành ra các quy phạm pháp luật hành chính khác.

Có những văn bản luật chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính như Luật tổ chức Chính phủ; Luật Hội đồng nhân dân và UBND; Luật khiếu nại, tố cáo; Luật đất đai … Đây là bộ phận quan trọng của nguồn Luật Hành chính. Ngược lại, cũng có những luật trong đó không chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính nên nó không phải là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam. Ví dụ: Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, …

 Luật: Luật là hình thức cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ vì hiệu lực pháp lí của nó mà còn vì sự ủy quyền pháp lí – luật do chính những đại biểu dân cử làm ra.

3. Phân loại nguồn của luật Hành chính theo cơ quan ban hành

Căn cứ vào cơ quan ban hành, nguồn của luật hành chính bao gồm sáu loại:

  • Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước ( Luật được hiểu là Hiến pháp và luạt, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của quỷ ban thường vụ Quốc hội,  Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.)
  • Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước ( Lệnh và quyết định)
  • Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ( Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Quyết định của ủy ban nhân dân, chỉ thị của ủy ban nhân dân)
  • Văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cáo và Viện kiểm sát nhân dân tối cao ( Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao)
  • Văn bản quy phạm pháp luật của Tổng kiểm toán nhà nước ( Quyết định)
  • Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch ( thông tư liên tịch, nghị quyết liên tịch)

Trên đây là bài viết về Nguồn của luật hành chính là gì? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo