
1. Nghĩa vụ dân sự là gì?
Theo quy định tại Điều 274 Bộ luật dân sự năm 2015, nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác.
Như vậy, thuật ngữ “nghĩa vụ” sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là những xử sự bắt buộc mà một hoặc nhiều chủ thể phải làm. Cơ chế bảo đảm tối đa cho việc bắt buộc phải thực hiện là các biện pháp cưỡng chế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ là gì?
Theo quy định tại Điều 278 Bộ luật dân sự năm 2015 về thực hiện Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ như sau: "Khi nhiều cá nhân cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi cá nhân có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ thì mỗi cá nhân chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình."
Như vậy, có thể thấy khi thực hiện Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ có những đặc điểm sau:
- Có nhiều cá nhân cùng thực hiện một nghĩa vụ: Đây là loại nghĩa vụ được xác định là nhiều cá nhân. Theo đó có thể phát sinh các quan hệ giữa các chủ thể sau:
+ Nhiều cá nhân có nghĩa vụ với một cá nhân có quyền.
+ Nhiều cá nhân có nghĩa vụ với nhiều cá nhân có quyền.
Đặc điểm này của Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ giúp phân biệt với loại nghĩa vụ một cá nhân, nghĩa vụ hoàn lại, nghĩa vụ bổ sung...
- Mỗi cá nhân có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ: về nguyên tắc, nếu pháp luật không có quy định khác hoặc các bên trong quan hệ nghĩa vụ không thỏa thuận khác mà phát sinh nghĩa vụ nhiều cá nhân thì mỗi cá nhân được xác định là có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ nhau.
- Mỗi cá nhân chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình: Điểm khác biệt cơ bản giữa Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ và các loại nghĩa vụ khác ở chỗ, khi phát sinh loại nghĩa vụ này, mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình mà không phải thực hiện nghĩa vụ thay cho cá nhân khác. Đặc điểm này của Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ lại một lần nữa khẳng định các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự luôn độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. Khi chủ thể tham gia vào quan hệ nghĩa vụ qua đó làm phát sinh các quyền, lợi ích nhất định thì họ cũng phải chịu trách nhiệm bằng tài sản một cách tương xứng với những quyền và lợi ích đó. Khi pháp luật không quy định, các chủ thể không thỏa thuận khác, việc chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình tạo ra địa vị pháp lý cho chính họ.
3. Quy định về nghĩa vụ liên đới?
Ngoài việc quy định về nghĩa vụ riêng rẽ, Bộ luật dân sự năm 2015 còn có quy định về thực hiện nghĩa vụ liên đới tại Điều 288 như sau:
Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều cá nhân cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những cá nhân có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Trong trường hợp một cá nhân đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những cá nhân có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những cá nhân có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho cá nhân đó thì những cá nhân còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những cá nhân có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những cá nhân còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
Từ quy định trên thì có thể thấy nghĩa vụ liên đới được pháp luật quy định là loại nghĩa vụ nhiều cá nhân như Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ. Tuy nhiên, tính chất của nghĩa vụ liên đới được xác định có những điểm khác biệt căn bản so với Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ như sau:
- Bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ liên đới có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những cá nhân mang nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của mình và những cá nhân khác.
- Mặc dù là nghĩa vụ liên đới, chủ thể nào đó đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong quan hệ nghĩa vụ đó đều phải được xác định cụ thể. Theo đó, khi một chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ thay cho những cá nhân khác, họ có quyền yêu cầu những cá nhân này phải hoàn trả lại cho mình phần nghĩa vụ mà đáng ra họ phải thực hiện với bên có quyền.
- Khi chủ thể mang quyền chỉ định cá nhân thực hiện toàn bộ nghĩa vụ sau đó lại miễn cho cá nhân này thì những cá nhân có nghĩa vụ còn lại cũng được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
- Trong Trong trường hợp chưa chỉ định ai đó thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà cá nhân mang quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một chủ thể nào đó thì các chủ thể còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ liên đới với cá nhân mang quyền.
- Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới bao gồm:
+ Theo thỏa thuận giữa các bên có nghĩa vụ với bên có quyền;
+ Theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Khoản 4 Điều 142 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Trong trường hợp cá nhân không có quyền đại diện và cá nhân đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho cá nhân được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Câu hỏi thường gặp
1. Sự khác nhau giữa nghĩa vụ dân sự riêng rẽ và nghĩa vụ liên đới?
Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ và nghĩa vụ liên đới là khác nhau, biểu hiện qua những nội dung sau:
- Định nghĩa
+ Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ là nghĩa vụ có nhiều cá nhân tham gia, trong đó các chủ thể cùng thực hiện quyền hoặc cùng thực hiện nghĩa vụ, nhưng phần quyền hoặc nghĩa vụ của mỗi chủ thể là độc lập và riêng biệt với nhau.
+ Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ có nhiều cá nhân tham gia, trong đó mỗi cá nhân có quyền đều được yêu cầu cá nhân có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ ; hoặc mỗi cá nhân có nghĩa vụ đều có thể bị cá nhân có quyền yêu cầu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
- Quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ
+ Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ: Vì mỗi cá nhân có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ nên cá nhân có quyền chỉ có thể yêu cầu mỗi cá nhân thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
+ Nghĩa vụ liên đới: Bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ liên đới có thể yêu cầu bất cứ ai trong so những cá nhân mang nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của mình và những cá nhân khác. Khi một chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ thay cho những cá nhân khác, họ có quyền yêu cầu những cá nhân này phải hoàn trả lại cho mình phần nghĩa vụ mà đáng ra họ phải thực hiện với bên có quyền.
- Miễn thực hiện nghĩa vụ
+ Đối với Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ thì cá nhân có quyền miễn nghĩa vụ cho cá nhân nào thì cá nhân đó sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ.
+ Trong nghĩa vụ liên đới nếu chủ thể mang quyền chỉ định cá nhân thực hiện toàn bộ nghĩa vụ sau đó lại miễn cho cá nhân này thì những cá nhân có nghĩa vụ còn lại cũng được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
2. Thế nào là nghĩa vụ đối với nhiều cá nhân có quyền liên đới?
Nghĩa vụ đối với nhiều cá nhân có quyền liên đới là quan hệ nghĩa vụ phát sinh giữa một cá nhân có nghĩa vụ với nhiều cá nhân có quyền liên đới. Theo quy định tại Điều 289 Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp này như sau:
- Một trong số những cá nhân có quyền liên đới có quyền yêu cầu cá nhân có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với mình.
- Khi phát sinh quan hệ loại này, bên có nghĩa vụ được pháp luật cho phép có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của mình trước bất kỳ một bên có quyền nào nếu chưa phát sinh quyền yêu cầu từ một chủ thể nào đó.
- Trong trường hợp một trong số những cá nhân có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những cá nhân có quyền liên đới khác.
>> Xem thêm: Điều 288 Bộ luật dân sự 2015
Việc tìm hiểu về Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề pháp lý xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ theo quy định pháp luật hiện nay là gì? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận