1. Tóm tắt Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
Đối tượng áp dụng:
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải và phế liệu nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam.
Mục đích:
Quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển, thu gom, tái chế, sử dụng và xử lý chất thải và phế liệu;
Bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và phòng ngừa, chống ô nhiễm môi trường.
Nội dung chính:
Phân loại chất thải, phế liệu thành 12 nhóm;
Quy định về điều kiện kinh doanh, vận chuyển, thu gom, tái chế, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu chất thải và phế liệu;
Quy định về ký quỹ khi nhập khẩu phế liệu;
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến chất thải và phế liệu;
Biện pháp xử lý vi phạm.
Một số điểm mới:
Nâng mức ký quỹ khi nhập khẩu phế liệu;
Quy định chặt chẽ hơn về điều kiện kinh doanh, vận chuyển, thu gom, tái chế, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu chất thải và phế liệu;
Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến chất thải và phế liệu;
Nâng mức xử phạt vi phạm.
Tóm lại:
Nghị định 38/2015/NĐ-CP là văn bản quan trọng nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động liên quan đến chất thải và phế liệu, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và phòng ngừa, chống ô nhiễm môi trường.
2. Nội dung Nghị định 38/2015/NĐ-CP
Số hiệu: | 38/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24-04-2015 | Ngày hiệu lực: | 15-06-2015 |
Chương II
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Điều 5. Phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại
1. Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại.
2. Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.
3. Nước thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở phát sinh thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải tại Chương V Nghị định này.
4. Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc chuyển đi xử lý.
Điều 6. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường theo một trong các hình thức sau:
a) Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (sau đây gọi là thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại);
b) Tích hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại và không phải thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với một số trường hợp đặc biệt (trường hợp chủ nguồn thải có giới hạn về số lượng phát sinh, loại hình và thời gian hoạt động);
c) Đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống thông tin với đầy đủ thông tin tương tự như việc lập hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
2. Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này chỉ thực hiện một lần (không gia hạn, điều chỉnh) khi bắt đầu có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Sổ đăng ký chỉ cấp lại trong trường hợp có thay đổi tên chủ nguồn thải hoặc địa chỉ, số lượng cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; thay đổi, bổ sung phương án tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở. Sau khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, thông tin về chất thải được cập nhật bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ.
3. Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được tích hợp với việc đăng ký các phương án: tự tái sử dụng hoặc sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải.
3. Tải toàn bộ Nghị định 38/2015/NĐ-CP
Tải toàn bộ Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu tại link bên dưới đây.
Nội dung bài viết:
Bình luận