CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 158/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.
Nghị định này quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.
1. Các tổ chức hành chính do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo, quản lý.
2. Các tổ chức hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi tắt là bộ), gồm:
a) Văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của bộ;
b) Văn phòng, thanh tra (nếu có), vụ, cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục (sau đây gọi tắt là tổng cục);
c) Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của văn phòng, thanh tra, vụ (nếu có), cục và tổ chức tương đương thuộc bộ;
d) Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của văn phòng, cục và tổ chức tương đương thuộc tổng cục;
đ) Chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc bộ (sau đây gọi tắt là chi cục thuộc cục thuộc bộ);
e) Chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc tổng cục (sau đây gọi tắt là chi cục thuộc cục thuộc tổng cục);
g) Phòng và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc cục thuộc bộ;
h) Phòng và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc cục thuộc tổng cục.
3. Các tổ chức hành chính của cơ quan thuộc Chính phủ (nếu có).
a) Tổ chức hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính thuộc cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Các tổ chức hành chính ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh), gồm:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là sở);
b) Văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của sở;
c) Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc sở;
d) Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Văn phòng, phòng, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Các tổ chức hành chính ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp huyện), gồm:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi tắt là phòng cấp huyện);
b) Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Nghị định này không áp dụng đối với việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan sau:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức hành chính là tổ chức được giao chức năng tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cơ quan, tổ chức và được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tương đương là tổ chức hành chính có vị trí, chức năng, nhiệm vụ như các tổ chức hành chính quy định tại khoản 2 và điểm b, điểm đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này nhưng có tên gọi khác và được thành lập theo quy định của pháp luật
3. Tổ chức lại tổ chức hành chính là việc sắp xếp, kiện toàn lại các tổ chức hành chính dưới các hình thức: chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ để hình thành tổ chức hành chính mới.
Điều 4. Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
1. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn.
2. Việc thành lập, tổ chức lại tổ chức hành chính phải bảo đảm không vượt khung số lượng tổ chức theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc quy định của cấp có thẩm quyền.
Điều 5. Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
1. Tổ chức hành chính được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở pháp lý;
b) Đáp ứng các tiêu chí thành lập theo quy định của pháp luật;
c) Có phạm vi, đối tượng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoặc lĩnh vực quản lý nội bộ của tổ chức hành chính;
d) Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính khác;
đ) Loại hình và quy mô tổ chức hành chính được thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
2. Tổ chức hành chính được tổ chức lại trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, phạm vi, đối tượng quản lý theo quy định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
b) Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Việc tổ chức lại để hình thành tổ chức hành chính mới phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập tổ chức hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức hành chính được giải thể trong trường hợp tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
1. Đề án thành lập tổ chức hành chính do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập.
2. Nội dung đề án, gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
b) Mục tiêu, phạm vi, đối tượng quản lý;
c) Loại hình và tên gọi của tổ chức hành chính;
d) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức;
đ) Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật;
e) Dự kiến vị trí việc làm, biên chế công chức theo vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; có trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và cơ chế tài chính cần thiết để bảo đảm cho tổ chức hành chính hoạt động sau khi được thành lập;
g) Phương án thành lập và lộ trình triển khai hoạt động của tổ chức hành chính;
h) Kiến nghị của cơ quan, tổ chức xây dựng đề án thành lập tổ chức hành chính (nếu có);
i) Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
1. Tờ trình thành lập tổ chức hành chính do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng để trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành, lập.
2. Nội dung tờ trình, gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
b) Quá trình xây dựng đề án;
c) Nội dung chính của đề án;
d) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề liên quan.
3. Tờ trình thành lập phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập ký, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập.
4. Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đối với các tổ chức hành chính như sau:
a) Bộ Nội vụ đề nghị thành lập tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
b) Bộ đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
c) Văn phòng, thanh tra, vụ, cục và tổ chức tương đương thuộc bộ đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
d) Tổng cục thuộc Bộ đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm d, điểm e, điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
Trường hợp Bộ trưởng phân cấp cho Tổng cục trưởng quyết định thành lập tổ chức quy định tại điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này thì cơ quan đề nghị là cục thuộc tổng cục.
đ) Cục thuộc bộ đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
e) Cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất với bộ (cơ quan được Chính phủ phân công quản lý) để bộ đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
g) Tổ chức hành chính thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
h) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
i) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
k) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm d khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định này thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật;
Trường hợp pháp luật quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập tổ chức quy định tại điểm d khoản 4 và Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập tổ chức quy định điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định này thì cơ quan đề nghị thành lập tương ứng là cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân Cấp huyện.
l) Tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
m) Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
Điều 8. Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan
Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập tổ chức hành chính phải gửi dự thảo đề án, tờ trình và dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đến các cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật để lấy ý kiến tham gia bằng văn bản đối với việc thành lập tổ chức hành chính trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
1. Hồ sơ gửi cơ quan, tổ chức thẩm định:
a) Văn bản đề nghị thẩm định được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập theo quy định;
b) Dự thảo tờ trình thành lập tổ chức hành chính;
c) Dự thảo đề án thành lập tổ chức hành chính;
d) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính;
đ) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan về việc thành lập tổ chức hành chính;
e) Báo cáo của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan liên quan.
2. Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính:
a) Tờ trình của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập tổ chức hành chính;
b) Đề án thành lập tổ chức hành chính;
c) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính;
d) Văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Báo cáo của cơ quan đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan thẩm định;
e) Báo cáo của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan liên quan (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan) và các tài liệu khác có liên quan đến thành lập tổ chức hành chính;
g) Văn bản thông báo ý kiến của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp thành lập tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này làm tăng đầu mối tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Xem thêm:
Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trên đây là một số điều cơ bản của Nghị định 158/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Email: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận