Nghị định 101/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP

Thời gian qua, pháp luật Việt Nam đã ban hành một số thông tư, nghị định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như là cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên sau một thời gian áp dụng, nghị định này đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2020/NĐ-CP, trong đó sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP. Hãy cùng ACC tìm hiểu về Nghị định mới này trong bài viết sau.Nghị định 1012020NĐ-CP sửa đổi Nghị định 1232016NĐ-CP

Nghị định 10/12020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP

1. Nghị định 101/2020/NĐ-CP là gì?

Nghị định 101/2020/NĐ-CP là Nghị định do Chính phủ ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, Cơ quan ngang Bộ.

2. Nội dung Nghị định số 101/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2016/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ:

  1. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 13 như sau:

“1. Trình Chính phủ:

  1. a) Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ và của cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý;
  2. b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, gồm: Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục), vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là vụ), cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là cục).
  3. Trình Thủ tướng Chính phủ:
  4. a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
  5. b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuộc bộ;
  6. c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, tổ chức thuộc tổng cục gồm: vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là vụ), cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là cục).”
  7. Sửa đổi khoản 6 Điều 13 như sau:

“6. Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.”

  1. Sửa đổi khoản 7 và khoản 8 Điều 13 thành khoản 7 Điều 13 như sau:

“7. Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 như sau:

“3. Quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ.”

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 18 như sau:

“3. Không tổ chức phòng trong vụ. Trường hợp vụ có nhiều mảng công tác và khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên được cấp có thẩm quyền giao (sau đây gọi chung là biên chế công chức) thì có thể thành lập phòng và số lượng phòng trong vụ thuộc bộ (nếu có) phải được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ.”

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 18 như sau:

“5. Tiêu chí thành lập vụ:

  1. a) Vụ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ;

Có phạm vi, đối tượng quản lý theo ngành, lĩnh vực;

Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.

  1. b) Vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu về công tác quản trị nội bộ được thành lập khi khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.”
  2. Bổ sung Điều 18a và Điều 18b như sau:

“Điều 18a. Tiêu chí thành lập phòng và tổ chức tương đương phòng (sau đây gọi chung là phòng), số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng

  1. Phòng thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
  2. a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cục;
  3. b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 07 biên chế công chức trở lên.
  4. Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
  5. a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục;
  6. b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 05 biên chế công chức trở lên.
  7. Về số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng:
  8. a) Phòng thuộc cục thuộc bộ có từ 07 đến 09 biên chế công chức được bố trí 01 cấp phó; có từ 10 đến 15 biên chế công chức được bố trí không quá 02 cấp phó; có từ 16 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 cấp phó;
  9. b) Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ có từ 05 đến 07 biên chế công chức được bố trí 01 cấp phó; có từ 08 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 02 cấp phó.
  10. Tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng thuộc thanh tra, văn phòng, vụ thuộc bộ và phòng thuộc văn phòng, cục thuộc tổng cục thuộc bộ thực hiện theo quy định về tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng thuộc cục thuộc bộ.
  11. Tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ thực hiện theo quy định về tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ.

Điều 18b. Tiêu chí thành lập chi cục và tương đương (sau đây gọi chung là chi cục), số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục

  1. Chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
  2. a) Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
  3. b) Được phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng để quyết định về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Cục trưởng;
  4. c) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.
  5. Về số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục thuộc cục thuộc bộ:
  6. a) Chi cục có từ 01 đến 03 phòng được bố trí 01 cấp phó; có từ 04 phòng trở lên được bố trí không quá 02 cấp phó;
  7. b) Chi cục không có phòng được bố trí không quá 02 cấp phó.
  8. Tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ thực hiện theo quy định về tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục thuộc cục thuộc bộ”.
  9. Sửa đổi khoản 3 Điều 19 như sau:

“3. Văn phòng được thành lập phòng phù hợp với tiêu chí thành lập phòng và nhiệm vụ công tác được giao.”

  1. Sửa đổi khoản 3 Điều 20 như sau:

“3. Thanh tra có con dấu và tài khoản riêng; được thành lập các phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.”

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 21 như sau:

“3. Việc thành lập cục phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  1. a) Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
  2. b) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;
  3. c) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên.
  4. Cơ cấu tổ chức của cục, gồm:
  5. a) Phòng;
  6. b) Văn phòng;
  7. c) Thanh tra (nếu có);
  8. d) Chi cục (nếu có);

đ) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).”

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 22 như sau:

“3. Việc thành lập tổng cục phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  1. a) Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội;
  2. b) Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở trung ương, trường hợp đặc biệt do Chính phủ xem xét quyết định;
  3. c) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực.
  4. Cơ cấu tổ chức của tổng cục, gồm:
  5. a) Vụ;
  6. b) Văn phòng;
  7. c) Cục (nếu có);
  8. d) Thanh tra (nếu có);

đ) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).

Việc thành lập vụ, cục thuộc tổng cục áp dụng các tiêu chí như đối với thành lập vụ, cục thuộc bộ. Không thành lập phòng trong vụ thuộc tổng cục.

Đối với tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thì số lượng cục thuộc tổng cục, chi cục thuộc cục thuộc tổng cục (nếu có) đặt ở địa phương được quy định tại quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục.”

  1. Bổ sung khoản 5 Điều 22 như sau:

“5. Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, cục, thanh tra, văn phòng thuộc tổng cục thuộc bộ:

  1. a) Vụ thuộc tổng cục có từ 15 đến 20 biên chế công chức được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 biên chế công chức được bố trí không quá 03 cấp phó;
  2. b) Cục (trừ các cục đặt tại địa phương), thanh tra, văn phòng thuộc tổng cục có dưới 04 tổ chức được bố trí không quá 02 cấp phó; có từ 04 tổ chức trở lên được bố trí không quá 03 cấp phó;
  3. c) Tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc có cục trực thuộc đặt ở địa phương thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu cục bảo đảm bình quân mỗi cục có 03 cấp phó.”
  4. Bổ sung khoản 3 Điều 31 như sau:

“3. Trong quá trình thực hiện sắp xếp lại tổ chức, số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định tại Nghị định này, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung và phải có giải pháp điều chỉnh, sắp xếp lại số cấp phó vượt quy định để bảo đảm trong thời hạn 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

3. Câu hỏi thường gặp

3.1. Nghị định 101/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?

Theo Điều 2 Nghị định 101/2020/NĐ-CP, Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 và cho đến hiện nay vẫn còn hiệu lực.

3.2. Nghị định 101/2020/NĐ-CP ra đời có làm mất hiệu lực của Nghị định 123/2016/NĐ-CP không?

Câu trả lời chắc chắn là không, vì Nghị định 101/2020/NĐ-CP chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều khoản cụ thể của Nghị định cũ, do đó chỉ những điều khoản bị sửa đổi mới không còn hiệu lực. Nói cách khác, Nghị định 123/2016/NĐ-CP chỉ hết hiệu lực một phần.

3.3. Nghị định 123/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2016.

Xem thêm Nghị định 123/2020/NĐ-CP: https://accgroup.vn/nghi-dinh-123-ve-hoa-don-dien-tu/

Trên đây là toàn bộ thông tin về Nghị định số 101/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về nội dung liên quan đến nội dung này. Nếu có thắc mắc, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để chúng tôi có thể tư vấn thêm cho khách hàng mọi mặt liên quan đến vấn đề này.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo