Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức phạt với người uống rượu, bia

Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Quốc hội đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, hiện nay rất nhiều trường hợp khi tham gia giao thông lại uống rượu bia, mức xử phạt những hành vi này đã được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Để đọc và tìm hiểu Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức phạt với người uống rượu, bia, mời bạn tham khảo bài viết sau của ACC:

190720h30

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức phạt với người uống rượu, bia

1. Thực trạng hiện nay

Theo đại diện của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia: Rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam. Ước tính có khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người chết do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia. Con số này đang có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi ngày, cả nước có khoảng 700 người vi phạm nồng độ cồn khi lái xe với các mức độ khác nhau. 5 tháng đầu năm nay, cả nước đã xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do người điều kiển phương tiện sử dụng rượu, bia khiến 85 người thiệt mạng và 77 người bị thương.

2. Mức phạt với người uống rượu, bia theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP

2.1 Đối với xe Ôtô và các loại xe tương tự ôtô

Điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; điểm a khoản 10; điểm e, g, h khoản 11 điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cá nhân điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng).

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

2.2 Đối với xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm e khoản 8; điểm đ, e, g khoản 10 điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cá nhân điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

2.3 Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm d, đ, e khoản 10 điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cá nhân điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

2.4 Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

Điểm q khoản 1, điểm e khoản 3, điểm c khoản 4 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cá nhân điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), cá nhân điều khiển xe thô sơ khác mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng).

- Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

3. Câu hỏi thường gặp

1. Có nghị định nào sửa đổi Nghị định 100/2019/NĐ-CP hay không?

Câu trả lời là CÓ. Hiện nay Nghị định 100/2019/NĐ-CP có bị sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

2. Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020

3. Đi xe đạp nhưng có uống rượu bia thì có bị xử phạt hay không?

Câu trả lời là CÓ. Dù đi xe đạp nhưng nếu có uống rượu bia thì vẫn bị xử phạt theo quy định tại Điểm q khoản 1, điểm e khoản 3, điểm c khoản 4 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt có thể lên tới 600.000 đồng

 

>> Xem thêm: Mức phạt các lỗi giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Việc tìm hiểu về Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề pháp lý xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức phạt với người uống rượu, bia gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo