Đã từ lâu, kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Những năm gần đây, với tình hình thế giới đầy biến động và thách, trong đó nổi bật nhất là đại dịch COVID-19 đã khiến kinh tế thế giới rơi vào nhiều khó khăn và trì trệ. Khi đó, việc tập trung phát triển vào những ngành kinh tế mũi nhọn là một bài toán không thể thiếu để vực dậy được nền kinh tế cũng như chống đỡ qua khủng hoảng. Vậy ngành kinh tế mũi nhọn là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Nền kinh tế mũi nhọn
1. Khái niệm
Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Những ngành mũi nhọn có thế mạnh lâu dài, là ngành gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, có tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất, nó là yếu tố cần thiết cho sự hoạt động thành công của nhiều ngành, nghề khác. Các ngành mũi nhọn sẽ được xác định dựa trên chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, và nhiều yếu tố khác.
2. Ngành kinh tế mũi nhọn bao gồm những ngành nào?
Mỗi quốc gia tùy thuộc vào điều kiện văn hóa, trình độ mà có những thế mạnh riêng, tạo nên những ngành kinh tế mũi nhọn khác nhau. Một số ngành kinh tế mũi nhọn thường nằm trong danh sách độc hại, vì vậy, khi tìm hiểu những nghề nằm trong nhóm ngành kinh tế mũi nhọn nên tìm hiểu về các tiêu chuẩn như là quan trắc an toàn lao động. Tìm hiểu một số ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta.
2.1 Ngành năng lượng
Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Nếu chúng ta khai thác và phát triển một cách khoa học thì tài nguyên sẽ lâu dài và vững chắc. Qua các con số thống kê thực tế cho thấy sản lượng nguồn nhiên liệu ở nước ra rất dồi dào và là một thế mạnh để có thể giúp ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Than đá: trữ lượng dự báo khoảng 7.000 tấn, giá trị nhất là hơn 3.000 triệu tấn than antraxit phân bố ở Quảng Ninh. Bên cạnh đó, than non, bùn thải, dầu mỡ, một số loại than khác cũng có một sản lượng đáng kể, đenn lại nhiều lợi ích cho người dân. Than đá được phân bố nhiều ở tỉnh Quảng Ninh của nước ta, than non phân bố ở vùng đồng bằng sông Hồng, với trữ lượng hàng chục tỷ tấn, than bùn phân bố tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Việc phân bố trải khắp này, giúp ngành kinh tế mũi nhọn này cân đem lại giá trị đồng đều cho các khu vực của nước ta.
- Dầu mỏ: nước ta là một trong những nước có trữ lượng ước tính khoảng 10 tỷ tấn dầu và khoảng 300 tỷ m3 dầu khí.
- Thủy điện: hệ thống sông ngòi của Việt Nam dày đặc, với lượng thủy điện lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Đồng Nai và nhiều sông khác với tiềm năng thủy điện dồi dào.
2.2 Công nghiệp chế biến thực phẩm
Trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn nhờ vào nguồn nguyên liệu dồi dào. Ngành trồng trọt phong phú của nước ta có thế mạnh trong việc phát triển và tăng trưởng nhiều loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây làm vườn, nguyên liệu ngành chăn nuôi, thủy sản,… Sở dĩ, công nghiệp chế biến thực phẩm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bởi nó gắn bó lâu dài, có thị trường tiêu thụ rộng lợn trong nước và quốc tế. Do đó, có nhiều doanh nghiệp liên quan đến ngành kinh tế mũi nhọn này ra đời, xem thành lập công ty chế biến thực phẩm.
2.3 Công nghiệp dệt
Là một ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng ở nước ta, ngành dệt may dựa trên lợi thế lao động giá rẻ, tại các vùng nông thôn, nguồn lao động giá rẻ, sản phẩm may mặc được nước ta xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, công nghệ dệt là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…
2.4 Một vài ngành công nghiệp nặng khác
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, cơ cấu đa dạng với các nhà máy, xí nghiệp, nhà máy xi măng hiện đại.
- Công nghiệp cơ khí điện tử: tập trung xây dựng và phát triển ở những thành phố lớn, với cơ cấu sản phẩm vô cùng đa dạng.
3. Những đặc điểm của ngành kinh tế mũi nhọn
- Có vị trí quan trọng, tác động đến các ngành kinh tế khác.
- Có lợi thế bền vững, lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mục tiêu của chúng không chỉ kiếm lợi nhuận mà còn là động lực của việc tăng trưởng kinh tế.
- Có yếu tố sản xuất có thể bằng sức người hoặc máy móc cơ học.
- Thường được áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng.
- Gắn với điều kiện khí hậu, thành tựu khoa học của mỗi quốc gia.
4. Vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn
- Ngành kinh tế mũi nhọn giúp đất nước phát triển mạnh mẽ, chất lượng sống của người dân được cải thiện. Ví dụ như trữ lượng nhiên liệu dồi dào tại một số tỉnh của nước ta đã giúp cho ngân sách của nhà nước có thêm nguồn thu từ khai thác và xuất khẩu than. Từ đó, người dân có thể sử dụng nhiên liệu với giá cả phải chăng, giúp họ có thêm thu nhập tiết kiệm và ổn định được tài sản.
- Tạo ra được nguồn thu ngoại tệ, nhờ vào nguồn nguyên liệu dồi dào cùng với ứng dụng công nghệ vào những ngành mũi nhọn, nước ta đã có thể đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài, giới thiệu hình ảnh sản phẩm nội địa trên trường quốc tế.
- Đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Bởi lẽ, một số vùng khó khăn về kinh tế, trình độ tay nghề của người dân chưa cao, việc có những khu công nghiệp tuyển dụng, đào tạo cho những lao động từ chưa có chuyên môn đến có tay nghề giỏi sẽ đảm bảo người lao động có được thu nhập tốt hơn. Từ đó, điều kiện kinh tế của quốc gia ngày càng phát triển.
Trên đây là bài viết về ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta, ngoài những ngành này, để vận hành tốt nền kinh tế và giúp quốc gia thịnh vượng hơn không thể phủ nhận sự kết hợp cùng phát triển của các ngành kinh tế khác. Nếu quý bạn đọc có những quan tâm liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin website: accgroup.vn.
Nội dung bài viết:
Bình luận