Thủ tục thành lập công ty Chế biến thực phẩm (2024)

Việt Nam xuất phát điểm là một đất nước thuần nông, xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Vì vậy chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, độc đáo. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp mong muốn thành lập công ty chế biến thực phẩm nhưng chưa nắm được quy trình, thủ tục như thế nào. Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các điều kiện, thủ tục hồ sơ giấy tờ để thành lập công ty chế biến thực phẩm nhé!

 Thủ Tục Và Điều Kiện Thành Lập Công Ty Chế Biến Thực Phẩm
Thủ Tục Và Điều Kiện Thành Lập Công Ty Chế Biến Thực Phẩm

1. Điều kiện thành lập công ty chế biến thực phẩm

1. Về cơ sở sản xuất, kinh doanh:

Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác…;

Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật theo phục vụ kinh doanh thực phẩm;

Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Về điều kiện bảo quản thực phẩm:

Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;

Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Về điều kiện vận chuyển thực phẩm:

Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;

Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;

Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

2. Thủ tục thành lập Công ty chế biến thực phẩm

Doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;

Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân đi nộp hồ sơ.

Cơ quan giải quyết: Doanh nghiệp nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc có thể đăng ký qua mạng.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí: 100.000 đồng

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp mới của công ty.

Bước 3: Đăng ký mẫu dấu

Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp qua mạng hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty chế biến thực phẩm

Treo biển tại trụ sở công ty;

Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;

Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

Kê khai và nộp lệ phí môn bài;

In và đặt in hóa đơn giá trị gia tăng;

Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối tượng xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm.

Các trường hợp không cần xin cấp:

Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ;

Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt;

Cơ sở bán hàng rong;

Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt;

Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

3. Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Cơ quan thực hiện: Tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp mà nơi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận là khác nhau. Ví dụ với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương như: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột thì sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Công thương hoặc Sở Công thương phụ thuộc vào quy mô sản xuất. Một số trường hợp khác thì sẽ phải nộp hồ sơ tại Cục hoặc Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Trên đây là những tư vấn của ACC về điều kiện và thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (541 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo