Khi doanh nghiệp mở rộng, quyết định giữa thành lập công ty con hay chi nhánh có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động. Bài viết này ACC sẽ giúp bạn hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế của từng lựa chọn để đưa ra quyết định tối ưu.
1. Thành lập công ty con, ưu và nhược điểm
Công ty con là công ty mà trong đó có một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ do một doanh nghiệp khác nắm giữ và bị doanh nghiệp đó kiểm soát kinh doanh. Có thể thấy rằng công ty con là mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác thành lập và cung cấp vốn để hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Công ty con thường được công ty mẹ góp trên 50% vốn điều lệ và cho phép công ty mẹ khống chế hợp pháp các hoạt động kinh doanh của mình.
- Ưu điểm:
- Việc mở chi nhánh con sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng hơn ngành nghề kinh doanh mới mà mình mong muốn hướng đến mà không ảnh hướng tới công ty mẹ.
- Tạo thuận lợi trong việc hoạt động đa ngành nghề, dễ dàng trong việc quản lý thu chi lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh,...
- Công ty con có tư cách pháp nhân và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Một công ty mẹ có thể tạo ra nhiều công ty con, các công ty con cùng hoạt động trong một ngành nghề, lĩnh vực sẽ đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh cho công ty mẹ.
- Nhược điểm
- Chủ sở hữu công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
- Công ty con không được chuyển lợi nhuận trước thuế cho công ty mẹ mà phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở công ty.
2. Mở chi nhánh, ưu và nhược điểm
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ưu điểm:
- Việc mở chi nhánh ở nhiều địa điểm sẽ tăng độ nhận diện, thu hút khách hàng hiệu quả hơn dẫn đến tăng doanh thu, lợi nhuận, uy tín và độ nhận cũng ngày một tăng cao.
- Việc mở nhiều chi nhánh sẽ giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro về tài chính và có thể nhận được sự hỗ trợ từ những chi nhánh khác.
- Nhược điểm
- Chi nhánh phải phụ thuộc tài chính vào doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh về tài chính từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Quyền đại diện của chi nhánh chỉ có khi nhận được sự ủy quyền từ công ty và phải tuân thủ các điều kiện, quy trình mà pháp luật quy định.
- Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm toàn bộ khi giải thể, phá sản.
Trình tự thủ tục khi thành lập công ty cổ phần như thế nào, có khó không? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục thành lập công ty cổ phần
3. Nên thành lập công ty con hay mở chi nhánh?
Nên thành lập công ty con hay mở chi nhánh? Về cơ bản thì công ty con và chi nhánh đều có khả năng thực hiện các hoạt động như: ký kết hợp đồng, thực hiện hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên. Hơn nữa dù thành lập công ty con hay chi nhánh thì cũng đều phải chịu các loại thuế mà pháp luật quy định. Do vậy việc Nên thành lập công ty con hay mở chi nhánh sẽ phụ thuộc vào mục đích của từng chủ doanh nghiệp cũng như tùy vào tình hình của từng doanh nghiệp.
Theo đó, với những công ty hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực, việc triển khai kinh doanh và quản lý thu chi phức tạp, bên cạnh đó việc công ty mẹ muốn đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mới để tăng thêm nguồn lợi nhuận thì nên lựa chọn thành lập công ty con.
Còn đối với các doanh nghiệp, công ty muốn mở rộng thị trường hoạt động, mở rộng phạm vi kinh doanh, sang các địa bàn hoặc tỉnh, thành phố khác với công ty tổng thì nên lựa chọn thành lập chi nhánh sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Nếu bạn đang có nhu cầu muốn thực hiện việc mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của công ty mình nhưng vẫn có nhưng vướng mắc pháp lý về việc Nên thành lập công ty con hay chi nhánh cũng như muốn thực hiện thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty hay chi nhanh thì hãy lựa chọn dịch vụ tư vấn Nên thành lập công ty con hay chi nhánh của Công ty Luật ACC. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được đảm bảo các quyền lợi sau:
- Các Chuyên viên và Luật sư giàu kinh nghiệm của công ty sẽ tiến hành tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng để nắm bắt thông tin và tiến hành tư vấn ban đầu đối với vấn đề của quý khách. Tại đây chúng tôi sẽ tư vấn mọi vấn đề liên quan đến việc Nên thành lập công ty con hay chi nhánh dựa và tình hình của công ty bạn.
- Nghiên cứu tình hình của công ty và thực hiện tư vấn cũng như báo giá qua email đối với yêu cầu của khách hàng;
- Nếu khách hàng có mong muốn được công ty thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thành lập công ty con, chi nhánh và có quyết định hợp tác với Công ty Luật ACC thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ;
- Khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc đăng ký cho Công ty Luật ACC; và ACC sẽ kiểm tra thông tin tiếp nhận từ khách hàng;
- Công ty Luật ACC tiến hành Chuẩn bị đầy đủ và soạn thảo hồ sơ đăng ký theo quy định của Sở KH&ĐT; Soạn tờ khai và giấy ủy quyền người nộp hồ sơ.
- Nộp hồ sơ thành lập công ty con hoặc chi nhánh tại Sở KH&ĐT cho quý khách, đồng thời theo dõi thực hiện hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng theo thời hạn thỏa thuận cũng như bàn giao kết quả của thủ tục đến tận nhà cho quý khách.
- Hỗ trợ tư vấn các vướng mắc pháp lý sau khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty con, chi nhánh thành công.
4. So sánh giữa công ty con và chi nhánh
4.1 Công ty con
- Pháp lý: Công ty con là một pháp nhân độc lập, có tư cách pháp lý riêng. Nó có thể ký hợp đồng, sở hữu tài sản và chịu trách nhiệm pháp lý độc lập với tập đoàn mẹ.
- Quản lý: Công ty con hoạt động dưới sự điều hành riêng biệt với sự quản lý của ban giám đốc của chính nó, mặc dù vẫn phải báo cáo và tuân theo chỉ đạo của tập đoàn mẹ.
- Tài chính: Công ty con có thể có tài khoản ngân hàng và báo cáo tài chính riêng biệt. Nó cũng có thể tận dụng các cơ hội tài chính và thuế của quốc gia mà nó hoạt động.
- Rủi ro: Rủi ro tài chính và pháp lý của công ty con có thể được phân tán, không làm ảnh hưởng trực tiếp đến tập đoàn mẹ.
- Đổi mới: Công ty con có thể hoạt động độc lập và thử nghiệm các chiến lược mới, giúp tập đoàn mẹ duy trì sự linh hoạt và đổi mới.
4.2 Chi nhánh
- Pháp lý: Chi nhánh không có tư cách pháp lý độc lập. Nó là một phần của công ty mẹ và không thể ký hợp đồng hay sở hữu tài sản riêng biệt mà phải hoạt động dưới tên của công ty mẹ.
- Quản lý: Chi nhánh được điều hành trực tiếp bởi công ty mẹ, với các hoạt động và quyết định chính thường được kiểm soát từ xa.
- Tài chính: Chi nhánh không có tài khoản ngân hàng riêng biệt và thường sử dụng tài khoản của công ty mẹ. Nó báo cáo tài chính và kết quả hoạt động trực tiếp cho công ty mẹ.
- Rủi ro: Rủi ro tài chính và pháp lý của chi nhánh trực tiếp ảnh hưởng đến công ty mẹ, do chi nhánh không có sự tách biệt về pháp lý.
- Đổi mới: Chi nhánh có ít cơ hội thử nghiệm và đổi mới độc lập vì nó phải tuân theo chính sách và quy trình của công ty mẹ.
5. Những câu hỏi thường gặp
Quy định pháp luật về vốn điều lệ của chi nhánh công ty như thế nào?
Không có vốn điều lệ, công ty giao cho chi nhánh.
Quy định pháp luật về vốn điều lệ của công ty con?
Được quy định tại điều lệ và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trách nhiệm của chủ sở hữu chi nhánh công ty
Chủ sở hữu công ty thành lập ra chi nhánh chịu toàn bộ trách nhiệm, nghĩa vụ phát sinh.
Quy trình, Thủ tục thành lập công ty?
Giai đoạn 1: Chủ bị đầy đủ các thông tin để hoàn tất hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Giai đoạn 2: Hoàn tất hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Giai đoạn 3: Hoàn tất thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp đang có nhu cầu muốn thực hiện việc Nên thành lập công ty con hay chi nhánh nhưng vẫn còn đang phân vân không biết nên chọn loại hình nào phù hợp với công ty mình cũng như đêm lại hiệu quả cao và gặp các vướng mắc về trình tự, thủ tục thành lập công ty con, chi nhánh thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận