Nên mở công ty cổ phần hay TNHH? (Cập nhật 2024)

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là một quyết định quan trọng đối với các doanh nhân khi bắt đầu khởi nghiệp. Hai loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi loại hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với những mục tiêu và điều kiện kinh doanh khác nhau. Để hiểu rõ hơn về Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết sau:

nen-thanh-lap-cong-ty-co-phan-hay-tnhh

Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH 

I. Công ty Cổ phần là gì? Công ty TNHH là gì?

Công ty Cổ phần là tổ chức kinh tế do một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thành lập, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, mỗi cổ phần thể hiện quyền và lợi ích của chủ sở hữu đối với công ty.

Công ty TNHH là tổ chức kinh tế do hai thành viên trở lên hoặc một thành viên thành lập, vốn điều lệ do các thành viên góp bằng tài sản hoặc bằng tiền.

II. Nên mở công ty cổ phần hay TNHH?

nen-mo-cong-ty-co-phan-hay-tnhh

 Nên mở công ty cổ phần hay TNHH?

1. Về số lượng thành viên góp vốn:

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, số lượng thành viên góp vốn là điều kiện đầu tiên quyết định bạn được thành lập công ty cổ phần hay TNHH, cụ thể: 

- Có 1 thành viên góp vốn: Chỉ có thể thành lập công ty TNHH 1 thành viên

- Có 2 thành viên góp vốn: Chỉ có thể thành lập công ty TNHH 2 thành viên

- Có từ 3 đến 50 thành viên góp vốn: Có thể thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

- Có từ 51 thành viên góp vốn trở lên: Chỉ có thể thành lập công ty cổ phần.

2. Về quyền phát hành cổ phần và khả năng huy động vốn:

- Đối với công ty TNHH, khi muốn tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh cho công ty, chủ sở hữu hoặc các thành viên chỉ có thể tự góp thêm vốn hoặc tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới. Việc huy động vốn theo hình thức này thường gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, vì thế trong trường hợp gấp rút không ít doanh nghiệp phải đi vay vốn ngân hàng hoặc vay vốn từ bên ngoài với lãi suất cao để đầu tư.

- Trái lại, công ty cổ phần có thể nhanh chóng huy động vốn công ty bằng cách phát hành cổ phần, cổ phiếu ra công chúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán. Bất cứ ai cũng có thể mua cổ phiếu kể cả cán bộ, viên chức (đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).

3. Về việc chuyển nhượng vốn/cổ phần:

- Ở công ty cổ phần, việc chuyển nhượng cổ phần diễn ra tương đối dễ dàng, thu hút được nhiều người gia nhập vào công ty.  

- Tuy nhiên, ở công ty TNHH, quy định về việc chuyển nhượng vốn ở loại hình doanh nghiệp này được quy định chặt chẽ hơn. Cụ thể, khi một trong các thành viên công ty TNHH muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước. Điều này giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được vốn góp của các thành viên, hạn chế người lạ gia nhập vào công ty.

4. Về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty:

Ở công ty cổ phần: Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp, đặc biệt là những công ty đã lên sàn giao dịch chứng khoán. Bởi:

- Số lượng cổ rất nhiều và thường xuyên có sự thay đổi, thực tế còn có sự phân nhóm thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.

- Quyền lực trong công ty cổ phần tập trung chủ yếu ở các cổ đông lớn và hầu hết là những người nắm quyền điều hành công ty, vì thế quyền và lợi ích của các cổ đông thiểu số có thể không được đảm bảo.

- Cơ cấu tổ chức công ty chia thành nhiều cấp: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc/Tổng giám đốc.

Kết luận:

- Công ty TNHH tuy khả năng huy động vốn không cao, cơ cấu tổ chức đơn giản và dễ quản lý hơn nhiều so với công ty cổ phần do số lượng thành viên ít và thường có mối quan hệ thân thiết nên dễ dàng dành được tiếng nói chung khi đưa ra quyết định. Vậy nên, nếu bạn chỉ có một mình thì nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên, còn nếu bạn muốn cùng với 1 cá nhân hoặc tổ chức khác đầu tư kinh doanh thì có thể lựa chọn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

- Công ty cổ phần thì có khả năng huy động vốn công ty nhanh và linh hoạt, việc này rất có lợi khi công ty cần vốn lớn để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của loại hình này tương đối phức tạp, khó quản lý, đòi hỏi người điều hành doanh nghiệp phải có trình độ, kinh nghiệm quản trị phong phú. Nếu nhà đầu tư là một nhóm từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên, có dự định kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn và muốn đưa công ty lên sàn chứng khoán thì nên thành lập công ty cổ phần.

III. Ưu điểm, nhược điểm của công ty TNHH và công ty cổ phần

1. Ưu, nhược điểm của công ty cổ phần

 Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phù hợp với hầu hết các công ty và ngành nghề kinh doanh nhưng nó cũng có những yêu cầu riêng cần đáp ứng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Sau đây là những ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần để giúp bạn hiểu hơn về loại hình này.

Ưu điểm của công ty cổ phần:

  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên mang tính ổn định rất cao. Nếu trường hợp có 1 cổ đông rút vốn hay phá sản thì công ty cổ phần vẫn có thể tiếp tục hoạt động mà không bị ảnh hưởng.
  • Đối với công ty cổ phần, các cổ đông cũng chỉ cần cịu trách nhiệm cụ thể về tài sản và các khoản nợ tương đương với số vốn góp, cổ phần sở hữu nên tính rủi ro cho cổ đông là rất thấp.
  • Công ty cổ phần có thể tiến hành phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho việc phát triển công ty.
  • Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty có thể tiến hành một cách tự do và dễ dàng sau khi công ty hoạt động trên 3 năm.
  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần có thể thay đổi bằng cách cho công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vón đầu từ vào công ty.
  • Số lượng cổ đông của công ty cổ phần không giới hạn, do vậy, doanh nghiệp có thể nhận nhiều nguồn đầu tư từ nhiều cổ đông khác nhau.

Nhược điểm của công ty cổ phần

  • Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông mới có thể thành lập công ty.
  • Số lượng công ty không giới hạn, nên một số trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông, ảnh hưởng đến việc quản lý, điều hành công ty.
  • Một số ngành nghề kinh doanh không được thành lập công ty cổ phần, tức là sẽ bị giới hạn về ngành nghề đăng ký kinh doanh.
  • Do tính chất công khai, bất cứ đối tượng nào đều có thể trở thành cổ đông nên vấn đề bảo mật không tốt.

2. Ưu điểm, nhược điểm của công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những loại hình công ty rất phổ biến và được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm loại hình cho công ty mình. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày có giấy phép hoạt động kinh doanh.

Trong loại hình TNHH lại có 2 phương thức khác nhau, đó là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Mỗi loại có ưu điểm cũng như hạn chế riêng, bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn để làm loại hình cho doanh nghiệp mình.

2.1. Công ty TNHH một thành viên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty do một người sở hữu.

Ưu điểm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có một chủ sở hữu, do vậy, chủ công ty có thể quyết định mọi vấn đề, hoạt động của công ty mà không cần thông qua ý kiến của bất cứ ai.
  • Công ty TNHH chỉ cần chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp của công ty do công ty có tư cách pháp nhân. Việc này giúp tránh được rủi ro liên quan đến tài sản.

Nhược điểm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có 1 thành viên là chủ sở hữu công ty, dó đó, đôi khi sẽ có hạn chế về vốn.
  • Ngoài ra, loại hình này không thể phát hành cổ phiếu, hạn chế khi huy động vốn đầu tư.
  • Nếu công ty TNHH một thành viên muốn thực hiện huy động vốn thì cần tiến hành làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty để tiếp nhận vốn góp từ tổ chức, cá nhân liên quan.

2.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình công ty có tối thiểu 2 thành viên góp vốn

Ưu điểm:

  • Các thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên chỉ cần chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp. Điều này giúp hạn chế tối đa rủi ro cho chủ đầu tư.
  • Chỉ cần có 2 thành viên tiến hành góp vốn là đã có thể mở công ty TNHH 2 thành viên.
  • Số lượng các thành viên của công ty TNHH không nhiều, nên rất dễ quản lý.
  • Việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên phải có sự đồng ý của các thành viên khác và phải ưu tiên chuyển nhượng cho những thành viên trong công ty trước. Việc này giúp hạn chế người lạ sở hữu vốn của công ty, giúp công ty kiểm soát chặt chẽ vốn góp và người góp vốn.
  • Công ty TNHH không bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh.

Nhược điểm:

  • Số lượng thành viên góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên tối đa là 50 người. Số lượng thành viên bị hạn chế.
  • Công ty TNHH 2 thành viên cũng không được tiến hành phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

IV. Những câu hỏi thường gặp:

1. Vốn điều lệ tối thiểu của công ty cổ phần và công ty TNHH?

  • Công ty cổ phần: 10 tỷ đồng.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: 20 tỷ đồng.
  • Công ty TNHH 1 thành viên: 3 tỷ đồng.

2. Tính minh bạch của công ty cổ phần và công ty TNHH?

  • Công ty cổ phần: Phải công khai thông tin hoạt động theo quy định.
  • Công ty TNHH: Không bắt buộc công khai thông tin.

3. Trách nhiệm của thành viên/cổ đông?

  • Công ty cổ phần: Tách biệt trách nhiệm, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp.
  • Công ty TNHH: Chịu trách nhiệm liên đới bằng toàn bộ tài sản cá nhân.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1086 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Trương Thị Sơn
    Công ty tôi mới thành lâp, nhưng khi liên hệ với chi cuc thuế nơi trụ sở cty để làm thủ tuc kê khai thuế ban đầu thì được tư vấn không cần đến chi cục thuế quản lý làm hồ sơ kê khai ban đầu, chưa cần nộp tờ khai lê phí môn bài vì đươc miễn năm đầu tiên. Tờ khai lệ phí thuế môn bài nộp vào tháng 1 năm tiếp sau và bắt đầu nộp tiền, Xin hỏi Như vây là đúng hay sai và theo thông tư hay hướng dẫn nào ạ. Cám ơn quí anh chị
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo