Năng lực pháp luật dân sự là gì? (Cập nhật 2024)

Năng lực pháp luật dân sự là nội dung được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật. Vậy Năng lực pháp luật dân sự là gì? Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự có gì khác so với năng lực hành vi dân sự? Bài viết này, ACC sẽ mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết cũng như giải đáp các vướng mắc liên quan đến nội dung năng lực pháp luật dân sự là gì.

năng lực pháp luật dân sự là gì

Năng lực pháp luật dân sự là gì?

1. Năng lực pháp luật dân sự là gì?

Tại Điều 16 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định năng lực pháp luật dân sự là:

"1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết."

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ. Là phần không thể thiếu của một cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.

2. Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự là gì?

2.1. Năng lực pháp luật dân sự được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.

Bản chất thì năng lực pháp luật dân sự của công dân mang bản chất giai cấp. Đã có thời kì một nhóm người sinh ra không phải là chủ thể của các quan hệ xã hội mà là khách thể của các quan hệ đó, là công cụ biết nói (một bộ phận trong xã hội chiếm hữu nô lệ – nô lệ).

NLPLDS cũng được quy định khác nhau ở các hình thái xã hội khác nhau. Thậm chí, cùng một hình thái kinh tế – xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của công dân cũng khác nhau, thậm chí khái niệm về quyền dân sự cũng khác nhau.

2.2. Bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự đối với mọi cá nhân.

Quy định tại khoản 2 Điều 16 BLDS 2015: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau”. Tức là, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc…). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên, năng lực pháp luật dân sự chỉ là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ. Những người không có năng lực hành vi dân sự không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ về mặt pháp lý vẫn là của họ và người khác phải thực hiện các nghĩa vụ thay họ (cha, mẹ, người giám hộ).Theo lí luận của quan điểm này và với logic thông thường thì ngay cả các quyền cũng không bình đẳng.

2.3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân

Xét về bản chất, sẽ không có việc tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ là tạm đình chỉ khả năng này. Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải là năng lực pháp luật dân sự nói chung. Việc hạn chế NLPLDS không đồng nghĩa với việc tước bỏ một quyền dân sự cụ thể (ví dụ như cấm đi khỏi nơi cư trú khi đang thực hiện quyết định của Tòa án).

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác. Điều 18 BLDS quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”. Theo quy định pháp luật, có hai dạng bị hạn chế sau:

– Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể.

Ví dụ: Người nước ngoài không có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 125 Luật nhà ở 2014

– Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phân biệt năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Ngoài tìm hiểu khái niệm và các đặc điểm của năng lực hành vi dân sự là gì, chúng ta sẽ phân tích để làm rõ hơn về sự khác biệt giữa hai thuật ngữ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự để tránh gây ra những hiểu lầm trong thực tiễn đời sống qua bảng dưới đây:

 

Năng lực pháp luật dân sự

Năng lực hành vi dân sự

Khái niệm

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự

Nội dung

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

 

- Khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể;

- Khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.

Thời điểm phát sinh

Từ khi cá nhân sinh ra

Khi đạt đến một độ tuổi nhất định và có trí tuệ phát triển bình thường. Cá nhân hiểu và làm chủ được hành vi của mình khi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về những hành vi đó.

Thời điểm chấm dứt

 

 

Khi cá nhân chết đi

Khi có quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án.

Đặc điểm

- Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

- Có tính liên tục.

- Không phải cá nhân nào cũng có khả năng thực hiện, xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự giống nhau.

- Có thể gián đoạn hoặc bị mất đi.

Hạn chế

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp áp dụng hình phạt hình sự bổ sung hoặc biện pháp xử lý vi phạm hành chính như cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tước danh hiệu quân nhân....

Việc hạn chế này chỉ có thể do Tòa án hoặc cơ quan hành chính quyết định theo  trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

- Mất năng lực hành vi dân sự: Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;... được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

- Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự; được Tòa án ra quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

- Hạn chế năng lực hành vi dân sự: người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình được Tòa án ra quyết định tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Căn cứ pháp lý

Điều 16, Điều 17, Điều 18 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 19 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015

Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề năng lực pháp luật dân sự là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về năng lực pháp luật dân sự là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến năng lực pháp luật dân sự là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo