Năng lực cạnh tranh là gì? (Cập nhật 2022)

Năng lực cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy tiềm lực phát triển, là động lực không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp để tăng trưởng nhanh hơn. Vậy để biết năng lực cạnh tranh là gì mời bạn tham khảo bài viết sau đây để có thêm kiến thức cho doanh nghiệp của mình:

UAE leads GCC in global competitiveness | Business – Gulf News

Định nghĩa về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh là gì?

1/ Năng lực cạnh tranh là gì?

Năng lực cạnh tranh (Competitiveness) là những ưu điểm vượt trội hơn của một chủ thể kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh trong việc tạo ra việc làm, sản phẩm hàng hóa, tập trung nguồn lao động dồi dào, thu nhập cao hơn so với chủ thể kinh doanh khác trên cùng một thị trường và cùng thời gian nhất định.
Năng lực cạnh tranh chính là một "kim chỉ nan" cho doanh nghiệp nhằm tạo động lực tốt nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, có thể hiểu đây là yếu tố quan trọng khẳng định thành quả lao động và năng suất cao trong kinh tế.
VD: hai công ty cung cấp y tế cạnh tranh để cung cấp máy móc và công cụ mới để có thể giúp phát hiện khả năng đột quỵ ở người cao tuổi. Nhờ vào khả năng cạnh tranh, bên nào tạo ra công cụ này sớm hơn sẽ giành được nhiều ưu thế hơn trên thị trường.
Để tìm hiểu thêm về cạnh tranh là gì mời bạn tham khảo bài viết: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?

2/ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là các doanh nghiệp đó sử dụng các nguồn lực bên trong và tận dụng các yếu tố bên ngoài hiệu quả như thế nào trong việc:
  • Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu cần thiết, hấp dẫn khách hàng mục tiêu
  • Giúp doanh nghiệp thu được nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn
  • Cải thiện vị trí, vị thế của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Thị phần, năng suất lao động, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, thương hiệu của doanh nghiệp.

a) Thị phần

Thị phần là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một thị trường nhất định, thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp đó chiếm lĩnh trên tổng thị trường kinh doanh. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường này càng lớn thì sự chiếm lĩnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng cao.

b) Năng suất lao động

Năng suất lao đồng được tính dựa trên các số liệu thống kê về số lượng sản phẩm, giá trị tạo ra trong một khoảng thời gian xác định. Năng suất lao động là yếu tố giúp đánh giá trình độ của người lao động, trình độ quản lý của các cán bộ cấp cao và trình độ phát triển công nghệ của doanh nghiệp.
Số lượng lao động trên một doanh nghiệp cũng dần giảm đi trong vòng 5 năm qua khi quy mô từ mức trung bình 18 lao động cho 1 một doanh nghiệp nay còn 13 lao động. Như vậy cho thấy quy mô doanh nghiệp tư nhân chỉ nhỏ bé tương tự hộ gia đình.

c) Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là phần doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận là hiệu quả sử dụng nguồn vốn trên mức lợi nhuận tạo ra.
Một doanh nghiệp có đồng thời lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh càng lớn trên thị trường.
Nếu doanh nghiệp chỉ có một trong hai yếu tố vượt trội, thì cần xem xét để cải thiện các yếu tố bên trong để tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể:
  • Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp chưa cao. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc lớn vào nguồn vốn từ các cổ đông. Một biến động nhỏ về nguồn vốn cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận không cao, nhưng tỷ suất lợi nhuận cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhưng chi phí chưa tối ưu, có thể là chi phí nhân lực, chi phí nguyên vật liệu, vật tư,… Doanh nghiệp cần xem xét lại các vấn đề này để tăng năng lực cạnh tranh cho mình trên thị trường.
d) Thương hiệu của doanh nghiệp
Thương hiệu của doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi nhãn hàng, nhất là khi thời đại công nghệ ngày càng phát triển. Người tiêu dùng có nhiều lợi thế, họ sẽ lựa chọn nhất thương hiệu có chất lượng tốt và tồn tại trên thị trường lâu dài. Chỉ cần có nhiều lòng tin từ khách hàng và công chúng thì doanh nghiệp sẽ được biết đến cao cũng như có năng lực cạnh tranh hơn so với mặt bằng chung.

3/ Vai trò và ý nghĩa của năng lực cạnh tranh là gì?

Năng lực cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong hoạt động của doanh nghiệp mà còn có tính chất quyết định đến sự thành bại của một đơn vị. Năng lực cạnh tranh có ba vai trò chính:

  • Để tồn tại: Cạnh tranh giúp nền kinh tế không ngừng phát triển, tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn. Để có thể tồn tại và không bị đào thải khỏi thị trường nhiều biến động và phát triển, doanh nghiệp cần có năng lực cạnh tranh.
  • Để phát triển, đổi mới: nhờ vào quá trình không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp có thể phát triển lớn hơn, tăng quy mô cũng như tính chuyên nghiệp và độ nhận diện trên thị trường.
  • Để đạt được mục tiêu: tùy theo từng giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp sẽ xây dựng những đề án phù hợp nhằm đưa doanh nghiệp phát triển từng bước, vững mạnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng hơn.

4/ Một số vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam ngày nay như thế nào?

Dựa trên con số tăng trưởng hơn 5 năm vừa qua, ta có thể thấy số lượng các doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng nhưng ngược lại, tốc độ tăng trưởng chậm lại, cho thấy động lực tăng trưởng là năng lực cạnh tranh không cao.

Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt có gì nổi trội?

Tác động của đại dịch COVID-19, doanh nghiệp bị tác động tiêu cực rất lớn, tuy nhiên nhờ đó mà năng lực cạnh tranh ngày càng tăng cao nhằm để sống sót trụ lại trong nền kinh tế nhiều biến động.

Làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tôi?

Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh. Trong đó, tăng trưởng những vẫn duy trì yếu tố "xanh", bảo vệ môi trường đang là xu hướng và ngày một trở nên cần thiết hơn trên thế giới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có khả năng đổi mới sáng tạo mạnh mẽ để đảm bảo khả năng thích ứng với sự biến đổi hiện tại.

Trên đây là bài viết về kiến thức Năng lực cạnh tranh là gì? (Cập nhật 2022) - Công ty Luật ACC. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác như dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo