Làm thầu là một công việc mà khi mới tiếp xúc sẽ tương đối gây “hoang mang” vì có dính líu đến các điều khoản và mô tả hồ sơ, tuy nhiên, sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta có một cách tiếp cận có bài bản, tuân theo một kết cấu hợp lý. Hay nói cách khác, đó là hiểu rõ về nó. Về bản chất, hồ sơ dự thầu là để phục vụ cho nhà thầu tham dự một cuộc đấu thầu – một phần quan trọng trong công tác đấu thầu. Chính vì vậy, hồ sơ có đẹp, có đúng yêu cầu và hợp lý thì mới được đánh giá cao, mới giành được hợp đồng. Do thế, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng thông tin về mục lục hồ sơ dự thầu.
Mục lục hồ sơ dự thầu (Cập nhật 2023)
1. Hồ sơ dự thầu là gì?
Hồ sơ dự thầu là loại hồ sơ chuyên biệt dùng để tham gia đấu thầu dự án, thường là dự án xây dựng, là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Hồ sơ dự thầu là ấn phẩm tối quan trọng để doanh nghiệp sử dụng trong các dự án đấu thầu. Nếu như trước kia, chỉ có các công ty xây dựng, bất động sản mới chú ý đến hồ sơ năng lực thì ngày nay, bất kể lĩnh vực ngành nghề nào doanh nghiệp cũng cần và nên thiết kế hồ sơ năng lực cho riêng mình và coi nó là tài liệu marketing/ bộ công cụ hỗ trợ bán hàng (sale kit).
Một cuốn hồ sơ công ty được chuẩn bị tốt sẽ giúp truyền tải một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất tên tuổi, hình ảnh và những thông tin quan trọng về công ty đến khách hàng, đối tác tiềm năng, giới truyền thông và công chúng.
2. Thành phần hồ sơ dự thầu?
Về cơ bản, bộ hồ sơ dự thầu gồm 2 túi hồ sơ: Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (HSĐXKT) và Hồ sơ đề xuất về tài chính (HSĐXTC). Hai túi này tương ứng với hai giai đoạn của quá trình duyệt thầu, trong đó, chỉ các hồ sơ đạt các yêu cầu về kỹ thuật với được qua vòng xem xét đề xuất tài chính.
Nội dung của hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung về năng lực gói thầu, năng lực công ty, biện pháp thi công, giá dự thầu. Các nội dung trên sẽ được ghi nhận trong mục lục hồ sơ dự thầu.
3. Quy trình xây dựng hồ sơ dự thầu?
Để lập được hồ sơ dự thầu phải đọc kỹ bản vẽ thi công, làm y nguyên và đầy đủ các biểu mẫu theo hồ sơ mời thầu gửi kèm, các nội dung về biện pháp thi công, giá phải dựa vào yêu cầu của hồ sơ mời thầu để xây dựng. Theo đó:
Bước 1: Đọc kỹ hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật thi thông:
Việc đọc kỹ hồ sơ mời thầu nhằm nắm rõ được công nghệ thi công mà chủ đầu tư đề ra, cần phải nắm chắc ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT mà hồ sơ mời thầu đề ra, thiếu 1 trong các điều kiện này thì HỒ SƠ DỰ THẦU sẽ bị loại ngay lập tức. V
Bước 2: Làm y nguyên các biểu mẫu theo hồ sơ dự thầu:
Lưu ý không được sót biểu mẫu nào nếu thiếu sót hay là làm sai các biểu mẫu thì hồ sơ dự thầu của bạn sẽ bị loại ngay.
Bước 3: Trình bày hồ sơ dự thầu theo mẫu
4. Mục lục hồ sơ dự thầu?
Trong hồ sơ dự thầu, mục lục hồ sơ dự thầu có mục lục bao gồm:
4.1. Phần 1: Hồ sơ pháp lý
- Đơn dự thầu;
- Giấy ủy quyền;
- Bảo lãnh dự thầu;
4.2. Phần 2: Hồ sơ năng lực nhà thầu
- Bản kê khai thông tin về nhà thầu;
- Giới thiệu công ty;
- Hợp đồng;
- Hồ sơ kinh nghiệm;
- Hồ sơ năng lực kỹ thuật;
- Bảng đề xuất năng lực chủ chốt;
- Bảng lý lịch, kinh nghiệm chuyên môn của nhân sự chủ chốt;
- Danh sách công nhân tham gia gói thầu;
- Hồ sơ tài chính;
- Tình hình tài chính trước đây của nhà thầu;
- Doanh thu bình quân hàng năm của nhà thầu;
- Cam kết tín dụng;
4.3. Phần 3: Hồ sơ đáp ứng kỹ thuật
- Bảng tuyên bố đáp ứng:
+ Về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của nhà thầu;
+ Về mặt kỹ thuật;
- Bảng danh mục, thiết bị sử dụng trong công trình;
- Bảng khối lượng bổ sung;
- Thuyết minh kỹ thuật;
- Biện pháp tổ chức thi công;
- Tiến độ thi công;
- Bảng tiến độ thi công;
- Phương án bảo hành và bảo trì;
- Phương án đào tạo và chuyển giao công nghệ (Nếu có);
- Bảng điều khiển và bản vẽ;
4.4. Phần 4: Các cam kết của nhà thầu
- Cam kết về tư cách hợp lệ của nhà thầu;
- Cam kết về tình hợp lệ của hàng hóa.
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1 Hồ sơ dự thầu gồm những gì?
Các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh, giấy ủy quyền ký đơn dự thầu; bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu.
5.2 Hồ sơ đấu thầu gồm những gì?
- Đăng ký kinh doanh
- Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương.
- Các giấy phép (nếu có), chứng chỉ năng lực hoạt động (thường là các gói thầu xây lắp, tư vấn)
- Các chứng nhận (ví dụ ISO...)
5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về hồ sơ dự thầu không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về hồ sơ dự thầu uy tín, trọn gói cho khách hàng.
5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về hồ sơ dự thầu của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Nói tóm lại, hồ sơ dự thầu là một trong những loại hồ sơ không thể thiếu trong đấu thầu dự án, chứa đựng toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Do vậy, mục lục hồ sơ dự thầu là phần sẽ thể hiện rõ nội dung đó. Qua bài viết trên đây, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng thông tin về mục lục hồ sơ dự thầu. Mong rằng quý khách hàng đón đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận