Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc thúc đẩy đầu tư, việc các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu thiết lập kinh doanh ở Việt Nam dẫn đến nhu cầu lao động cao và lao động người nước ngoài (LĐNN) vào Việt Nam tăng nhanh. Tuy nhiên, rất nhiều người lao động nước ngoài cũng như doanh nghiệp đã, đang và sắp có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài còn chưa nắm rõ được được các quy định của pháp luật về Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động nước ngoài theo quy định 2024. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý doanh nghiệp và bạn đọc quan tâm có câu trả lời cụ thể, chi tiết nhất về vấn đề trên.
1. Cơ sở pháp lý
-
- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
- Thông tư số 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế do Bộ Y tế ban hành;
- Nghị định số 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế;
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
2. Cơ sở pháp lý để thực hiện đóng Bảo hiểm Y tế cho người lao động nước ngoài
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định về phạm vi áp dụng của Luật bảo hiểm y tế 2008 như sau:
“Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế”.
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
- a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);…”
Như vậy, luật không quy định chỉ có người lao động Việt Nam mới được tham gia đóng BHYT nên người LĐNN lao động hợp pháp tại Việt Nam vẫn sẽ là đối tượng được tham gia BHYT.
Hầu hết những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hiện nay đều thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng. Bởi lẽ đây đều là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Chính vì vậy, những người lao động nước ngoài này sẽ là đối tượng bắt buộc đóng BHYT theo quy định pháp luật Việt Nam
Tuy nhiên cần lưu ý: Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP không thuộc đối tượng tham gia BHYT.
3. Mức đóng bảo hiểm đối với người lao động nước ngoài theo quy định năm 2024.
Tương tự như lao động Việt Nam, người nước ngoài khi tham gia BHYT bắt buộc hàng tháng phải đóng với mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng (khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP). Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 14 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“Điều 14. Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
- Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
- Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở”.
Như vậy, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế của người lao động là người nước ngoài là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên mức tiền lương tháng tính số tiền đóng BHYT không quá 20 lần mức lương cơ sở.
Lưu ý: Trường hợp đối tượng trên có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
4. Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, mức hưởng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài cũng tương tự đối với người nước ngoài tham gia tự nguyện là 80% chi phí khám chữa bệnh khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến tại các cơ sở y tế.
Người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh
Các trường hợp cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được hưởng mức hưởng như đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
5. Thủ tục mua bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài?
Theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người nước ngoài sẽ tham gia BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc.
Để thực hiện thủ tục mua bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động nước ngoài thì cần trải qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo Quyết định số 1018/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài gồm:
- Mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT (2 bản);
- Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…
Bước 2: Nộp hồ sơ
NLĐNN đó sẽ phải điền thông tin vào tờ khai tham gia BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS. Người sử dụng lao động sẽ phải lập danh sách người tham gia BHYT theo mẫu D03-TS lên cơ quan BHXH nơi công ty đặt trụ sở.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xét duyệt hồ sơ
Cơ quan bảo hiểm sẽ xét duyệt hồ sơ và cấp thẻ BHYT cho người lao động bằng phương thức gửi qua đường bưu điện cho công ty.
6. Câu hỏi thường gặp
1. Ai là người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế tại Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế 2023, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và đáp ứng các điều kiện sau đây thì được tham gia bảo hiểm y tế:
- Có hợp đồng lao động hoặc văn bản thỏa thuận lao động bằng văn bản;
- Làm việc tại Việt Nam đủ 3 tháng trở lên;
- Có giấy phép lao động hoặc giấy phép làm việc hợp pháp khác tại Việt Nam.
2. Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động nước ngoài là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động nước ngoài được tính theo tỷ lệ phần trăm của mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế, bao gồm:
- Người sử dụng lao động đóng 3% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế;
- Người lao động đóng 1,5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế.
Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế bằng 20 lần mức lương cơ sở.
3. Người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi gì?
Người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế được hưởng các quyền lợi sau đây:
- Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc phạm vi bảo hiểm y tế;
- Sinh con;
- Điều trị bệnh lao;
- Trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trên đây là toàn bộ phần trả lời của Luật ACC về nội dung mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động nước ngoài theo quy định 2024. Với nội dung kiến thức được chắt lọc ở trên chúng tôi hy vọng đã giúp được quý bạn đọc hiểu thêm phần nào quy định của pháp luật hiện hành về mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động nước ngoài cũng như một số nội dung khác liên quan. Trong trường hợp còn vấn đề gì thắc mắc, cần tư vấn về nội dung này hay các vấn đề pháp luật khác, hãy liên hệ ngay với Luật ACC để được tư vấn kịp thời, đầy đủ nhất.
Bình luận