Trong bối cảnh đô thị hóa và di chuyển lao động ngày càng gia tăng, vấn đề đăng ký tạm trú trở nên quan trọng đối với nhiều người dân. Việc đăng ký tạm trú không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi cá nhân mà còn hỗ trợ chính quyền địa phương quản lý tốt hơn dân số và các dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu một người có thể đăng ký tạm trú ở nhiều nơi cùng một lúc hay không? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Một người có được đăng ký tạm trú nhiều nơi không?
1. Một người có được đăng ký tạm trú nhiều nơi không?
Công dân có quyền tự do cư trú nhưng mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký.
Theo đó, khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú quy định, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài địa phương nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Về nguyên tắc cư trú, khoản 4 Điều 3 Luật này nhấn mạnh, mỗi người chỉ được đăng ký tạm trú tại một nơi. Như vậy, mỗi người chỉ có một nơi tạm trú.
Nếu sinh sống ở nhiều nơi khác nhau ngoài nơi thường trú thì lựa chọn nơi có thời gian cư trú lâu dài hơn để đăng ký tạm trú.
Còn lại phải thông báo lưu trú - là việc công dân ở lại trong một thời hạn nhất định ngoài nơi cư trú (tạm trú và thường trú) và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Ví dụ: Đi du lịch, đi công tắc ngắn ngày...
Thủ tục thông báo lưu trú do thành viên hộ gia đình có người đến lưu trú, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú thực hiện.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là bao lâu?
Ngoài vấn đề đăng ký tạm trú nhiều nơi được không, rất nhiều người cũng gặp vướng mắc về thời hạn tạm trú tối đa.
Hiện nay, thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
Thời hạn tạm trú sẽ do công dân đề nghị nhưng tối đa không quá 24 tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an đã đăng ký tạm trú làm thủ tục gia hạn.
Trong thời hạn 15 ngày trước khi hết thời hạn tạm trú phải thực hiện thủ tục gia hạn tạm trú. Thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện như đăng ký tạm trú lần đầu.
3. Hồ sơ đăng ký tạm trú
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm những giấy tờ tài liệu sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
>>>> Xem thêm bài viết: Chỗ ở hợp pháp là gì? Như thế nào là chỗ ở hợp pháp
4. Thủ tục đăng ký tạm trú
Thủ tục đăng ký tạm trú
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký;
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký;
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký.
Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký tạm trú theo quy định.
Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
5. Các câu hỏi thường gặp
Việc đăng ký tạm trú quan trọng thế nào?
Việc đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân. Tại nơi đăng ký tạm trú, người dân sẽ thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Hiện nay, người dân có thể thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính phổ biến tại nơi tạm trú như:
- Thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip;
- Thủ tục đăng ký kết hôn;
- Thủ tục làm hộ chiếu;
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho con….
Tại nơi đăng ký tạm trú người dân còn có thể tham gia các loại bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm xã hội, tiêm vắc xin Covid-19, đăng ký tham gia bầu cử…
Hơn hết, khi người dân đăng ký tạm trú đúng quy định, các cơ quan Nhà nước sẽ có căn cứ để định hướng, hoạch định các chính sách phù hợp với từng địa phương.
Các trường hợp xóa đăng ký tạm trú?
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2020 thì người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú:
- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 Luật Cư trú 2020;
- Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
- Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú;
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;
- Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của Quý bạn đọc về Một người có được đăng ký tạm trú nhiều nơi không?. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn trực tiếp và giải đáp nhanh nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận