Chỗ ở hợp pháp là gì? Như thế nào là chỗ ở hợp pháp

Việc có một chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú là nhu cầu hiện hữu của mỗi người. Như vậy chỗ ở hợp pháp là gì và để chứng minh chỗ ở hợp pháp cần những điều kiện nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ cung cấp thông tin tới bạn đọc.

Nghị định 72 2019 NĐ Cp

Chỗ ở hợp pháp

1. Chỗ ở hợp pháp là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật Cư trú 2020:

Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mã hộ gia đình là gì?

2. Chỗ ở hợp pháp gồm những gì?

Từ ngày 01/7/2021, chỗ ở hợp pháp được định nghĩa là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020).

Theo đó, chỗ ở hợp pháp bao gồm:

- Nhà ở;

- Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

- Nhà khác nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Xem thêm: Sổ hộ tịch là gì?

3. Chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú

Theo Điều 5, Nghị định 62 năm 2021 của Chính phủ, công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau: 

- Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở); 

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong); 

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; 

- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; 

- Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình; 

- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; 

- Giấy tờ có xác nhận về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; 

- Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu.

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; 

Bên cạnh đó, đối với trường hợp công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ phải có thêm giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. 

Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú gồm:

Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định .

Lưu ý:

Trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh, không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh.

4. Một số câu hỏi thường gặp

  • Dùng giấy tờ gì để chứng minh đủ diện tích nhà ở khi đăng ký thường trú?

Trả lời:

Theo Nghị định 62/2021, trường hợp công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú phải có thêm giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Theo đó. giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú gồm:

+ Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng; hoặc

+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

  • Trường hợp đối tượng nghiện ma túy thường xuyên sinh sống tại nơi thường trú (hoặc tạm trú) nhưng do đối tượng di chuyển đến địa phương khác trong thời gian ngắn và bị kẻ xấu lợi dụng cho sử dụng ma túy thì có được xem là không có nơi cư trú ổn định không?

Trả lời:

Khoản 1, khoản 2 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định:

“1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. 

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. 

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. 

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP thì không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và người đó thường xuyên đi lang thang, không một nơi cố định hoặc trường hợp xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm nhưng người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định.

Như vậy, trong trường hợp này, đối tượng được xác định thường xuyên sinh sống tại nơi thường trú (hoặc tạm trú) thì không thể coi là đối tượng không có nơi cư trú ổn định mặc dù đối tượng di chuyển đến địa phương khác trong thời gian ngắn.

Trên đây là thông tin của ACC về chỗ ở hợp pháp là gì và làm thế nào để chứng minh là chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo