Thủ Tục mở đại lý Mì tôm (Hướng dẫn chi tiết 2024)

Mì tôm được xem là món ăn luôn xuất hiện trong mọi bữa ăn hàng ngày của gia đình. Đặc biệt, mùa giãn cách xã hội do đại dịch Covid 19 gây ra thì Mì tôm trở thành món hàng thiết yếu hơn bao giờ hết. Do đó, nhu cầu mở đại lý Mì tôm lại càng tăng. Vậy pháp luật quy định về thủ tục mở đại lý Mì tôm như thế nào?

Mì tôm được xem là món ăn xuất hiện trong mọi bữa ăn hàng ngày của gia đình. Đặc biệt, mùa giãn cách xã hội do đại dịch Covid 19 gây ra thì Mì tôm trở thành món hàng thiết yếu hơn bao giờ hết. Do đó, nhu cầu mở đại lý Mì tôm lại càng tăng. Vậy pháp luật quy định về thủ tục mở đại lý Mì tôm như thế nào? Nếu bạn đang dự định mở đại lý Mì tôm thì đừng bỏ qua bài viết này…

cuoc_chien_cua_cac_dai_gia_mi_goi

Mở đại lý Mì tôm

1. Có nên mở đại lý Mì tôm?

Bạn đang băn khoăn về vấn đề mở đại lý mì tôm? Mở đại lý cần vốn bao nhiêu? 

Mở đại lý Mì tôm là một trong những hình thức kinh doanh thu lợi nhuận cao, hạn chế rủi ro. Do nhu cầu dùng Mì tôm như một món ăn hàng ngày của mọi nhà. Mì tôm được chế biến thành nhiều món khác nhau như xào, nấu canh...Ngoài ra, mì tôm cũng phù hợp với dân văn phòng khá bận rộn trong công việc, học sinh, sinh viên, hơn nữa giá cả phải chăng. Chính đều đó, mở đại lý Mì tôm là sự lựa chọn hợp lý cho những ai đang có xu hướng kinh doanh trong lĩnh vực này.

Vốn để mở đại lý mì tôm còn thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn đang muốn mở đại lý nhỏ, lẻ theo mô hình kinh doanh cá thể thì chi phí tầm khoảng 50 triệu đồng. Nếu bạn chọn mở đại lý theo mô hình doanh nghiệp thì chi phí tầm khoảng 100 triệu trở lên. Do đó, vốn kinh doanh phù thuộc vào sự lựa chọn mở đại lý theo hình thức quy mô nào.

2. Thủ tục mở đại lý Mì tôm được quy định như thế nào?

mi-tom_erci

Thủ tục mở đại lý Mì tôm

Thủ tục bắt buộc để mở đại lý Mì tôm là phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Tùy thuộc vào sự lựa chọn muốn mở đại lý kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp hay hộ gia đình cá thể.

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn về đăng ký doanh nghiệp, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn mở đại lý Mì tôm theo hộ kinh doanh cá thể nếu bạn muốn chi phí thấp, đơn giản, dễ quản lý và thời gian đi vào hoat động kinh doanh nhanh hơn. Còn nếu bạn muốn mở đại lý theo quy mô rộng hơn, cơ cấu tổ chức chẽ, chi phí đầu tư cao thì có thể lựa chọn mô hình doanh nghiệp. Sau đây, chúng tôi xin trình bày về thủ tục mở đại lý mì tôm theo hai hình thức: hộ kinh doanh cá thểdoanh nghiệp, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình hình thức kinh doanh phù hợp:

2.1. Mở đại lý kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp:

Tùy thuộc  lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký kinh doanh khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính, đó là:

  • Công ty TNHH một thành viên; 
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty cổ phần;
  • Doanh nghiệp tư nhân

Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ưu - nhược điểm khác nhau mà phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp. 

Xem thêm: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp do ACC cung cấp để bạn đọc nắm rõ hơn.

2.1.1. Điều kiện thành lập đại lý theo hình thức doanh nghiệp 

Căn cứ Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17  Luật Doanh nghiệp năm 2020.

- Điều kiện 1: chủ thể để hợp đồng đại lý Mì tôm có hiệu lực khi:

Căn cứ tại Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”

Hợp đồng đại lý có hai bên chủ thể là bên giao đại lý và bên đại lý. Theo điều 167 Luật Thương mại 2005 quy định:

“1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.”

- Theo quy định trên thì điều kiện chủ thể của hai bên trong hợp đồng đại lý phải đảm bảo điều kiện là thương nhân. “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” (Theo khoản 1 Điều 6 Luật thương mại). Dẫn chiếu đến BLDS năm 2015 thì điều kiện để hợp đồng đại lý có hiệu lực phải đảm bảo năng lực chủ thể

- Điều kiện 2: Để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh

- Điều kiện 3: Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 theo  Luật Doanh nghiệp năm 2020

Theo khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Cách đặt tên bao gồm hai thành tố: Tên công ty = Loại hình doanh nghiệp + tên riêng

Về tên riêng: có thể đặt theo ý muốn của mình nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu 

Tên tiếng nước ngoài: khi dịch sang tiếng nước ngoài, có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng

Điều kiện 4: Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

Điều kiện 5: Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2.1.2. Trình tự, thủ tục thành lập theo hình thức doanh nghiệp 

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm các bước cụ thể như sau:

Xem thêm: Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

2.1.3. Thời gian thành lập theo hình thức doanh nghiệp : 

từ 25 - 55 ngày làm việc

2.1.4. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 

01-03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

2.2. Mở đại lý kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh 

Đây được xem là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với cá nhân, tự mình hoạt động thương mại. Dưới đây là trình tự, thủ tục đại lý theo hình thức hộ kinh doanh, như sau:

2.2.1. Điều kiện thành lập đại lý theo hộ kinh doanh 

+ Chủ hộ kinh doanh phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật đầy đủ;

+ Chỉ có thể đăng ký một hộ kinh doanh duy nhất trong phạm vi toàn quốc;

+ Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Ngoài ra, Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp quy định khác

2.2.2. Cách đặt tên đại lý theo hình thức hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Hộ kinh doanh= Cụm từ “Hộ kinh doanh” +  Tên riêng

Trong đó: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

-  Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

-  Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

-  Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

2.2.3. Trình tự, thủ tục thành lập đại lý theo hộ kinh doanh 

Bước 1: Thành phần hồ sơ

-  Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ gia đình, bao gồm: 

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

+ Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định;

+ Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

- Bản sao giấy CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh (nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính - Kế hoạch) cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. 

Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện trao Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình trong thời gian 3 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+  Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

+  Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

+   Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì chủ thể kinh doanh phải đóng thuế theo quy định, bao gồm: Lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN. 

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của ACC liên quan đến Thủ tục mở đại lý Mì tôm. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (443 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo