Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng năm 2024

Đại lý đồ điện được xem là một trong những ngành nghề kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay. .Vậy bạn đang có ý định mở đại lý đồ điện thì còn chần chừ gì mà không xem những vấn đề pháp lý về thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng dưới đây:

Đại lý đồ điện được xem là một trong những ngành nghề kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay. Khi mức thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao thì các thiết bị đồ điện gia dụng cũng trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều cá nhân, hộ gia đình mang đến cơ hội đầu tư kinh doanh tốt đem lại lợi nhuận cao cho các ty sản xuất, đại lý kinh doanh...Vậy bạn đang có ý định mở đại lý đồ điện thì còn chần chừ gì mà không xem những vấn đề pháp lý về thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng dưới đây:
Mở đại lý đồ điện
Mở đại lý đồ điện

1. Mở đại lý đồ điện là gì ?

-Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (Điều 166 Luật Thương mại 2005)

-Đồ điện là các loại máy móc dùng điện để hoạt động

-Mở đại lý đồ điện được hiểu là việc mở đại lý và bên đại lý sẽ nhân danh chính mình để mua, bán đồ điện do bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách để hưởng thù lao theo thỏa thuận.

2. Quy định thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng ?

Để có thể mở đại lý đồ điện nhanh và hiệu quả, đầu tiên phải xác định bạn muốn thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp để kinh doanh. 

2.1. Thành lập theo hình thức doanh nghiệp:

Tùy thuộc bạn muốn lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký kinh doanh đồ điện gia dụng khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính, đó là:

  • Công ty TNHH một thành viên; 
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty cổ phần;
  • Doanh nghiệp tư nhân

Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ưu - nhược điểm khác nhau mà phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp. 

Xem thêm: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp do ACC cung cấp để bạn đọc nắm rõ hơn.

2.2. Thành lập theo hình thức hộ kinh doanh 

Đây được xem là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với cá nhân, tự mình hoạt động thương mại. Dưới đây là trình tự, thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng theo hộ kinh doanh, như sau:

 

2.2.1. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng

+ Chủ hộ kinh doanh phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật đầy đủ;

+ Chỉ có thể đăng ký một hộ kinh doanh duy nhất trong phạm vi toàn quốc;

+ Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2.2.2. Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng

Bước 1: Thành phần hồ sơ

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ gia đình, bao gồm: 

  • Tên hộ kinh doanh; địa chỉ, địa điểm kinh doanh
  • Ngành nghề kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh;

- Bản sao giấy CMND của cá nhan tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

Bước 2: Chủ hộ kinh doanh gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh và bản sao giấy CMND của chủ hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh (nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính - Kế hoạch) cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. 

Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện trao Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình trong thời gian 3 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

3. Các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng  ?

Sau khi đăng kí kinh doanh mở đại lý đồ điện theo hộ kinh doanh cá thể và đi vào hoạt động, cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng phải đóng các loại thuế đối với hộ kinh doanh như sau:

  • Lệ phí (thuế) môn bài; 
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020 thì mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh được tính dựa theo doanh thu bình quân hàng năm. Cụ thể như sau:

Trường hợp Lệ phí môn bài cả năm
Doanh thu trên 500 triệu/năm 1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 - 500 triệu/năm 500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 - 500 triệu/năm 300.000 đồng/năm
Doanh thu từ 100 triệu/ đồng trở xuống Miễn lệ phí môn bài
Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt hái sản, dịch vụ hậu cần nghề cá
Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định
Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020 Miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của ACC liên quan đến Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng năm 2021, cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (216 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo